8 Tác dụng phụ - 5 Đối tượng tránh sử dụng Đông trùng hạ thảo

Là một loại nấm dược liệu quý hiếm với nhiều tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh tật nên sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo đã được áp dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay.

Tuy nhiên trước khi bắt đầu bổ sung loại nấm này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn nên tìm hiểu về công dụng và tác hại của Đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe thông qua bài viết này nhé!

8 Tac dung phu cua Dong trung ha thao va 5 Doi tuong khong nen su dung nam Dong trung.

Trà nấm Đông trùng hạ thảo là đồ uống tốt cho sức khỏe.

Dinh dưỡng trong Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là thực phẩm tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loại axit amin thiết yếu, vitamin B, E và K, sterol và các nguyên tố vi lượng.

Đông trùng hạ thảo cũng có thể sử dụng như một loại Trà nấm thảo mộc tự nhiên, tốt cho sức khỏe khi chứa hàm lượng polysaccharide rất cao, chiếm 3-8% trọng lượng tổng thể.

8 Tac dung phu cua Dong trung ha thao va 5 Doi tuong khong nen su dung nam Dong trung.

Đông trùng hạ thảo là thực phẩm chứa nhiều vitamin

Tác dụng của nấm Đông trùng hạ thảo vào hầu hết các lợi ích sức khỏe con người được cho là do có dược chất quan trọng nucleoside như cordycepin và adenosine.

Tham khảo: Nấm dược liệu - Siêu thực phẩm bổ não và trí nhớ.

Sử dụng Đông trùng hạ thảo cho lợi ích gì?

Christopher D'Adamo, Tiến sĩ , trợ lý giáo sư về y học gia đình và cộng đồng, dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng tại Trường Đại học Maryland, cho biết: “ sử dụng Đông trùng hạ thảo có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể thông qua nhiều con đường khác nhau”.

8 Tac dung phu cua Dong trung ha thao va 5 Doi tuong khong nen su dung nam Dong trung.

Sử dụng nấm Đông trùng mang nhiều lợi ích cho sức khỏe

Dược chất trong Đông trùng hạ thảo có tác dụng kích thích các tế bào miễn dịch mạnh mẽ, chống lại một số virus và bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú.

Đọc thêm: Nấm Hầu Thủ - "Vị cứu tính" cho cuộc chiến chống ung thư.

Ngoài ra, tác dụng của Đông trùng hạ thảo giúp giảm mức creatinine  ở những người mắc bệnh thận mãn tính, bảo vệ thận khỏi các loại thuốc gây hại và thải ghép.

8 Tac dung phu cua Dong trung ha thao va 5 Doi tuong khong nen su dung nam Dong trung.

Trà nấm Đông trùng hạ thảo hỗ trợ điều trị bệnh

Đông trùng hạ thảo cũng có lợi ích giảm lượng đường trong máu, ổn định đường huyết và hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Đọc thêm:  Nấm Hầu Thủ - Chìa khóa cho bệnh Tiểu đường hay lời hứa hão?

Tác dụng của Đông trùng hạ thảo được ghi nhận với bệnh tim mạch khi hoạt chất trong loại nấm dược liệu này có thể hạn chế chất béo trung tính, cholesterol toàn phần, lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL)

8 Tác dụng phụ của nấm Đông trùng hạ thảo

Theo dữ liệu từ Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, sử dụng Đông trùng hạ thảo không có tác dụng phụ nguy hiểm nào ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

8 Tac dung phu cua Dong trung ha thao va 5 Doi tuong khong nen su dung nam Dong trung.

Cần sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo đúng cách

Tuy nhiên, giống như hầu hết các thực phẩm bổ dưỡng bổ sung, một số tác dụng phụ của Đông trùng hạ thảo nhỏ, tiềm ẩn có thể xảy ra ở mức độ nhẹ.

Một số người sau khi sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo cho biết, có gặp các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  1. Đau bụng
  2. Buồn nôn
  3. Tiêu chảy
  4. Khô miệng
  5. Đau đầu
  6. Đầy hơi
  7. Khó chịu ở họng và dạ dày
  8. Phản ứng dị ứng.

Các tác dụng phụ khi sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo sẽ biến mất nhanh chóng sau khi ngưng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi phản ứng của cơ thể và tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu như đang tuân theo phương pháp điều trị nào đó.

8 Tac dung phu cua Dong trung ha thao va 5 Doi tuong khong nen su dung nam Dong trung.

Sử dụng Đông trùng hạ thảo không gây tác dụng phụ nguy hiểm.

5 Đối tượng không nên sử dụng Đông trùng hạ thảo?

Mặc dù là loại nấm dược liệu lành tính và tác dụng của Đông trùng hạ thảo đã được ghi nhận ở nhiều phương diện nhưng các nghiên cứu vẫn chưa đủ để đảm bảo rằng nó an toàn với tất cả trường hợp.

Vì thế, các nhóm đối tượng dưới đây cần hạn chế hoặc tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo để tránh những tác hại không mong muốn.

1. Người mắc bệnh tự miễn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh tự miễn như Lupus, bệnh đa xơ cứng hoặc viêm khớp dạng thấp không nên sử dụng Đông trùng hạ thảo.

2. Phụ nữ mang thai, cho con bú

Các nghiên cứu cũng không đủ để đảm bảo rằng việc sử dụng Đông trùng hạ thảo có gây tác hại gì trong giai đoạn này hay không. Tránh sử dụng!

3. Trẻ em

Tác dụng của nấm Đông trùng hạ thảo với trẻ em chưa được chứng minh rõ ràng. Tránh sử dụng!

4. Dị ứng với nấm

Cần loại bỏ sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo sau khi cơ thể xuất hiện những tác dụng phụ như dị ứng.

5. Người bị chứng rối loạn chảy máu

Sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo có thể gây ứng chế quá trình đông máu. Điều này có thể tăng nguy cơ chảy máu khi bị vết thương hoặc trong quá trình phẫu thuật, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu.

8 Tac dung phu cua Dong trung ha thao va 5 Doi tuong khong nen su dung nam Dong trung.

Tìm hiểu kỹ thông tin khi dùng Đông trùng hạ thảo.

Ngày nay, việc sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo ngày càng phổ biến và thông dụng vì mong muốn cải thiện sức khỏe của người tiêu dùng kèm theo đó là giá thành của các loại nấm Đông trùng hạ thảo nuôi trồng phù hợp và dễ tiệm cận hơn.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tránh tác hại của Đông trùng hạ thảo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và “Những lưu ý khi sử dụng Đông trùng” thông qua bài viết này của Nấm Bốn Mùa nhé!