1. Nấm Linh Chi là loại nấm gì?
Nấm Linh chi là một loại nấm dược liệu vô cùng quý hiếm và đã được con người sử dụng như một loại thực phẩm để bồi bổ sức khỏe từ lâu. Nấm Linh chi thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae), với tên khoa học là Ganoderma lucidum. Ngoài ra, nấm Linh chi còn được gọi với những cái tên khác như: Tiên thảo, Trường thọ, Vạn niên nhung.
Nấm Linh chi thường được tìm thấy ở những vùng đồi núi cao, nhiều cây thân gỗ và lá rộng. Nấm thường mọc dưới gốc cây, trên thân gỗ mục và rất khó để tìm thấy.
Tuy nhiên hiện nay, con người đã có thể tự nhân giống và nuôi trồng nấm Linh chi bán tự nhiên mang lại nguồn nấm Linh chi lớn và chất lượng.
2. Đặc điểm sinh học của nấm Linh chi
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, nấm Linh chi được đánh giá là một loại nấm quý, giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe cho con người. Nhưng để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động và những tác dụng chữa bệnh của nấm Linh chi mang lại, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về các đặc điểm sinh học của loại nấm quý hiếm này nhé!
2.1. Đặc điểm hình thái nấm Linh chi
Nấm Linh chi được xếp vào nhóm nấm dược liệu vì những tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật cho con người.
Nấm Linh chi sinh trưởng và phát triển nhiều ở rừng có các loại gỗ lớn, đặc biệt là trên núi cao, rừng rậm lâu năm.
Một số cách gọi khác của nấm Linh chi như: nấm vạn năm, nấm thần tiên, nấm lim, xích chi, đan chi, tiên thảo…và loại nấm dược liệu này cũng có nhiều màu sắc khác nhau, thay đổi từ vàng, vàng cam, đỏ cam, đỏ, đỏ sạm, đỏ tía, đen, trắng, tím…
Cấu tạo của nấm Linh chi gồm 2 phần tách biệt rõ rệt: cuống nấm và mũ nấm. Phía dưới mũ nấm là các phiến nấm và khi nấm Linh chi sống càng lâu thì các phiền nấm càng hóa gỗ dày.
Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính từ 0,5-3cm, cuống nấm Linh chi ít phân nhánh.
Mũ nấm Linh chi khi non có hình trứng và xòe hình quạt khi phát triển và trưởng thành. Trên mặt mũ nấm Linh chi có các đường vân gạch đồng tâm, màu sắc biến đổi từ vàng chanh, vàng nghệ, vàng cam, vàng cánh gián và nhắn bóng như đánh vecni.
Mũ nấm Linh chi có đường kính từ 2-15cm, độ dày trung bình từ 0,8-1,2 cm và sẽ càng dày hơn nếu quả thể được trồng lâu.
Nấm Linh chi là một loại nấm dược liệu quý, có tính ôn, vị nhạt, có tác dụng bảo vệ gan, giải độc, cường tâm, trấn tĩnh, bổ tỳ, kiện não, tiêu viêm, lợi tiểu, ích vị, có tác dụng cho bệnh xơ vữa động mạch…
Ngoài ra, nấm Linh chi còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư, chống lão hóa da rất hiệu quả.
Hiện nay, việc sử dụng nấm Linh chi rất phổ biến và thông dụng thông qua nhiều cách khác nhau như: sử dụng trực tiếp từ cánh nấm Linh chi, bào chế thành dạng viên, thuốc bột, trà nấm Linh chi, rượu nấm Linh chi…giúp cho việc tiếp cận và sử dụng nấm Linh chi hiệu quả và dễ dàng hơn.
2.2. Chu kỳ sống của nấm Linh chi
Cũng như các loại nấm dược liệu khác, chu kỳ sống của nấm Linh chi bắt nguồn từ các đảm bào tử.
Bào tử nấm Linh chi bắt đầu nảy mầm và hình thành nên hệ sợi sơ cấp và hệ sợi thứ cấp.
Hệ sợi thứ cấp bắt đầu tích lũy dinh dưỡng và hình thành nên quả thể nấm Linh chi hoàn chỉnh, mang đảm bảo tử mới
foto
2.3. Nguồn cung cấp dinh dưỡng cho nấm Linh chi
2.3.1. Chất đường
Qúa trình sinh trưởng và phát triển của nấm Linh chi đòi hỏi cung cấp nguồn đường rất lớn vì đây là thành phần chính để cấu trúc nên sợi nấm và quả thể nấm Linh chi trưởng thành sau này.
Nấm Linh chi có thể hấp thụ nguồn đường ở các dạng đơn giản như: đường glucose, đường saccharose (đường mía), hoặc các hợp chất phức tạp hơn: cellulose (mùn cưa, bông hạt…), tinh bột (bột ngô, cám gạo…).
Để có thể hấp thụ các hợp chất dinh dưỡng nêu trên, nấm Linh chi phải sinh ra các men phân giải để chuyển về dạng đơn giản hơn, dễ hấp thụ hơn.
Khi nhân giống và nuôi trồng nấm Linh chi, chúng ta thường sử dụng mùn cưa từ các loại cây gỗ mềm, ít nhựa để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển tốt.
2.3.2. Chất đạm
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả thể nấm Linh chi thì chất đạm là một thành phần không thể thiếu.
Chất đạm đóng vai trò là tham gia vào cấu trúc chính của tế bào sợi nấm, quả thể nấm, đồng thời cũng hình thành nên các men trong sợi nấm Linh chi.
Nấm Linh chi sử dụng nguồn đạm hữu cơ như pepton, acid amin phân giải từ bánh dầu đậu phộng, bã đậu nành… Bên cạnh đó, nấm Linh chi còn có thể sử dụng trực tiếp nguồn đạm trong các hợp chất vô cơ như ure, sunphat amon, diamon photphat …
Khi nuôi trồng nấm Linh chi, chúng ta có thể bổ sung lượng đạm cho nấm dưới dạng các hợp chất vô cơ đơn giản, dễ sử dụng và tìm mua ở ngoài thị trường.
2.3.3. Chất khoáng và vitamin
Trong quá trình phát triển, nấm Linh chi cần nguồn nguyên tố khoáng và vitamin khá đa dạng như:
Nguồn khoáng đa lượng:
Ca được bổ sung từ bột nhẹ (CaCo3), thạc cao (CaSO4).
Kali, photpho, nito (được bổ sung từ phân lân, ure…) và các muối khoáng khác như: MgSO₄, K2HPO4, KH2PO4
Nguồn vitamin như: nguồn vitamin cung cấp cho nấm Linh chi được lấy từ bột bắp hoặc cám gạo như: B1, B6, vitamin H.
2.3.4. Nước
Nước là thành phần quan trọng, thường chiếm 70-80% trọng lượng của quả thể nấm. Vì thế, trong quá trình nuôi trồng nấm Linh chi cần cung cấp đủ nước để quả thể phát triển tốt, đồng đều, chất lượng.
Khi độ ẩm của cơ chất từ 60-65% thì bào tử nấm Linh chi mới bắt đầu nảy mầm, sợi nấm Linh chi mới bắt đầu có khả năng sinh trưởng. Vì thế nếu thiếu nước sợi nấm sẽ chết, quả thể nấm Linh chi không hình thành hoặc hình thành nhưng xấu, không lớn.
Chất lượng nước cung cấp trong quá trình nuôi trồng nấm Linh chi cũng là điều quan trọng vì đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của quả thể nấm Linh chi. Nước cấp phải đạm bảo sạch sẽ, không ô nhiễm, nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn.
2.4. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nấm Linh chi
2.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường là yếu tổ ảnh hưởng xuyên suốt tới quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm Linh chi, cụ thể:
Trong giai đoạn nuôi sợi: nhiệt độ thích hợp từ 20-30°c, nhiệt độ dưới 15°C thì sợi nấm sinh trưởng yếu còn nhiệt độ môi trường trên 40°C sợi nấm Linh chi bị chết.
Trong giai đoạn hình thành quả thể: nhiệt độ môi trường thích hợp để nấm Linh chi phát triển là 22-28°C, khi nhiệt độ dưới 15°C và trên 45°C thì quả thể không hình thành. Trong giai đoạn này không nên để nhiệt độ môi trường có sự chênh lệch quá lớn khiến cho nấm Linh chi khó phát triển mà thường ở dạng sừng hươu.
2.4.2. Độ ẩm
Độ ẩm cũng là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của hệ sợi, sự sinh trưởng và phát triển của quả thể nấm Linh chi. Khi nuôi trồng nấm Linh chi, chúng ta cần quan tâm đến 2 loại độ ẩm, đó là:
Độ ẩm cơ chất: lượng nước có trong cơ chất.
Độ ẩm không khí: là lượng hơi nước trong không khí. Độ ẩm trong không khí có tác dụng điều hòa sự thoát hơi nước từ cơ chất và quả thể nấm Linh chi ra không khí.
Trong giai đoạn nuôi sợi nấm Linh chi, độ ẩm cơ chất thích hợp cho sợi nấm phát triển tốt từ 60-65%, độ ẩm môi trường từ 70-80%.
Trong giai đoạn hình thành quả thể, độ ẩm cơ chất thích hợp cho sự hình thành quả thể là 60-65% và độ ẩm không khí thích hợp từ 85-95%.
Lưu ý: trong giai đoạn hình thành quả thể nấm Linh chi, nếu chúng ta để độ ẩm dưới 60% hoặc trên 95% thì nấm không hình thành quả thể hoặc quả thể có nhưng không phát triển bình thường.
2.4.3 Độ pH
pH thích hợp cho sợi nấm Linh chi sinh trưởng và phát triển tốt là pH trung tính đến axit yếu: 5,5-7,0.
Lưu ý: khi phối trộn cơ chất để nuôi trồng nấm Linh chi, chúng ta nên điều chỉnh các thành phần và để pH ở mức 5,8-6,5 là tốt nhất.
2.4.4. Ánh sáng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, quả thể nấm Linh chi cần cường độ và thời gian chiếu sáng khác nhau, cụ thể:
Trong giai đoạn nuôi sợi nấm Linh chi không cần ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng quá cao khiến thoái hóa sợi nấm sớm như: tiết dịch vàng trong túi giá thể.
Trong giai đoạn hình thành quả thể nấm Linh chi cần ánh sáng tán xạ và cân đối từ nhiều khóc để quá thể nấm Linh chi phát triển đều, không biến dạng, méo mó.
Nguồn sáng sử dụng trong quá trình nuôi trồng nấm Linh chi tốt nhất vẫn là ánh sáng khuếch tán của mặt trời.
2.4.5. Độ thông thoáng
Độ thông thoáng phản ánh lượng oxy trong môi trường không khí ở nhà nuôi trồng. Độ thông thoáng cũng có những yêu cầu khác nhau trong quá trình nuôi trồng nấm Linh chi, cụ thể:
Trong giai đoạn hình thành quả thể nấm Linh chi cần độ thông thoáng cao hơn so với giai đoạn nuôi sợi.
Khi quả thể nấm Linh chi càng lớn thì yêu cầu về độ thông thoáng càng cao vì lúc này nấm cần nhiều oxy cho quá trình hô hấp.
3. Phân loại các giống nấm Linh Chi
3.1. Phân loại nấm Linh chi theo nguồn gốc
Dựa theo nguồn gốc xuất xứ, chúng ta có thể phân nấm Linh chi thành 4 loại như sau:
3.1.1. Nấm Linh chi Việt Nam (nấm Lim xanh)
Nấm Linh chi Việt Nam (nấm Lim xanh): nấm Linh chi nổi tiếng về chất lượng và giá trị nhất ở nước ta với loại nấm Lim xanh. Đây là loại nấm dược liệu quý hiếm, sinh trưởng trên xác thân gỗ Lim, có nguồn gốc từ vùng Tiên Phước (Quảng Nam) và phát triển nhiều ở rừng Trường Sơn, Tây Nguyên, Việt Nam.
Nấm Linh chi Việt Nam (nấm Lim xanh) có tán rộng khoảng 20cm, hình quạt, dày từ 2-2,5cm, chân nấm ngắn, khuyết lõm hoặc không.
Nấm Linh chi Việt Nam (nấm Lim xanh) tự nhiên rất hiếm và khó tìm, bên cạnh đó nhu cầu tìm mua lớn nên giá thành rất cao, giao động từ 2.500.000đ đến 3.500.000đ cho 1 kg.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có thể nuôi trồng nấm Linh chi với chất lượng quả thể tốt và số lượng ổn định hơn.
Nấm Linh chi Việt Nam (nấm Lim xanh) nuôi trồng có màu nâu hơi ngả sang màu hồng tươi, bóng mượt như sơn vecni.
Giá của Nấm Linh chi Việt Nam (nấm Lim xanh) giao động trong khoảng 1.000.000đ - 1.800.000đ cho 1 kg nên giúp nhiều đối tượng khách hàng hơn có thể tìm mua và sử dụng nấm Linh chi chất lượng.
3.1.2. Nấm Linh chi Hàn Quốc
Giống như tên gọi, nấm Linh chi Hàn Quốc có nguồn gốc từ xứ sở kim chi. Nấm Linh chi Hàn Quốc luôn được đánh giá là một loại nấm dược liệu có chất lượng cao với tai nấm ước tính khoảng 15-30 cm, cân nặng từ 70-300 gram cho mỗi quả thể.
Nấm Linh chi Hàn Quốc có màu đỏ sẫm hơi ngả sang nâu, mặt dưới cánh nấm có màu vàng chanh tươi, ruột nấm có màu vàng nhạt.
Giá nấm Linh chi trên thị trường hiện nay khá cao, giao động trong khoảng 2.000.000 - 4.000.000đ cho 1 kg. Mặc dù có giá thành khá cao nhưng nấm Linh chi Hàn Quốc vẫn nhận được sự quan tâm và nhu cầu cao trên thị trường.
3.1.3. Nấm Linh chi Nhật Bản
Nhìn chung, nấm Linh chi Nhật Bản có chất lượng khá tốt, dược tính cao và có nhiều tác dụng tốt trong phòng ngừa bệnh tật và nâng cao sức khỏe tổng thể cho con người.
Nấm Linh chi Nhật Bản có tai nấm màu đỏ sẫm, vỏ bóng loáng, mặt dưới tai nấm có màu vàng chanh và có vị đắng nhất trong các loại nấm Linh chi.
Nấm Linh chi Nhật Bản đã được con người nhân giống và nuôi trồng thành công với thời gian chăm sóc dài gấp đôi so với các loại giống nấm Linh Chi khác.
giá nấm Linh chi Nhật Bản trên thị trường đang giao động trong khoảng 3.000.000 - 4.000.000đ cho 1 kg nên rất đáng để chúng ta tìm mua và sử dụng.
3.1.4. Nấm Linh chi Trung Quốc
Nấm Linh chi Trung Quốc có hình dáng khá giống với Linh chi Hàn Quốc nhưng không được đánh giá cao về chất lượng vì tính dược liệu thấp cũng như thời gian sử dụng ngắn.
Tai nấm Linh chi Trung Quốc to, đường kính tai nấm có thể từ 15-30 cm tùy vào điều kiện nuôi trồng, tai xốp và khi dùng tay ấn mạnh có thể thấy được bề mặt bị lõm.
Nấm Linh chi Trung Quốc được nhập về Việt Nam khá nhiều với giá thành khá rẻ, giao động chỉ từ 650.000 - 1.200.000đ cho 1 kg, tuy nhiên bạn cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ nguồn gốc trước khi sử dụng.
3.2. Phân loại nấm Linh chi theo màu sắc
3.2.1. Nấm Linh chi đỏ
Nấm Linh chi đỏ có màu đỏ sẫm tự nhiên, có tính dược liệu cao, nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và được nhiều bán phổ biến trên thị trường với mức tiêu thụ khá cao.
Nấm Linh chi đỏ mang tới nhiều giá trị tốt cả về mặt phòng ngừa và nâng cao sức khỏe cho con người như: bổ máu, bổ não, tăng cường sức để kháng, cải thiện hệ tim mạch…
3.2.2. Nấm Linh chi xanh
Nấm Linh chi xanh còn được gọi với tên khác là Thanh chi hay Long chi. Loại nấm dược liệu này có tai nấm màu xanh, có tính bình, vị chua nhẹ.
Nấm Linh chi xanh có nhiều tác dụng tốt như sáng mắt, bổ gan, thải độc cơ thể, bổ não và nâng cao khả năng tập trung.
3.2.3. Nấm Linh chi vàng
Nấm Linh chi vàng có tên gọi khác là Hoàng chi với tai nấm màu sắc thay đổi từ vàng nhạt, vàng tươi tới vàng sẫm tùy thuộc vào độ tuổi của nấm.
Nấm Linh chi vàng có tính bình, vị ngọt, có tác dụng giúp bổ phổi, an thần, ích tì khí.
3.2.4. Nấm Linh chi trắng
Nấm Linh chi trắng còn được gọi với tên khác là Bạch chi hoặc Ngọc chi. Loại nấm dược liệu quý này có tai nấm màu trắng, vị khá cay, tính bình với nhiều dược tính có lợi như bổ phổi, thông mũi, an thần và chữa ho hiệu quả.
3.2.5. Nấm Linh chi đen
Nấm Linh chi đen có tên gọi khác là Hắc chi hoặc Huyền chi. Nấm Linh chi đen trên thị trường khá hiêm và cũng là loại nấm Linh chi được ít người biết tới nhất.
Nấm Linh chi đen không gây độc cho người sử dụng, mang tính bình, có vị mặn với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: cải thiện chức năng gan, thận, giúp lưu thông máu và đặc biệt là có khả năng phòng ngừa ung thư.
3.2.6. Nấm Linh chi tím
Tử chi hay Mộc chi là những tên gọi khác của nấm Linh chi tím. Loại nấm dược liệu quý này có tai nấm màu tím đặc trưng, tính bình, dược tính duy trì ổn định và vị ngọt.
Với những công dụng đặc biêt nên nấm Linh chi tím được sử dụng trong việc chuyên đặc trị các bệnh đau nhức xương khớp, gân cốt.
Bên cạnh đó, nấm Linh chi còn có tác dụng không ngờ khác khi có thể hỗ trợ dưỡng da và làm đẹp nên chắc chắn đây là một sản phẩm dược liệu từ thiên nhiên tuyệt vời cho phụ nữ.
3.3. Phân loại nấm Linh chi theo chế phẩm
3.3.1. Nấm Linh chi nguyên tai
Qủa thể nấm được giữ lại nguyên vẹn như hình dáng ban đầu, chưa qua chế biến. “Nguyên tai” ở đây có nghĩa là nguyên tai nấm, đây là phần quan trọng nhất của nấm Linh chi, chứa nhiều hàm lượng dược chất nhất.
Tuy nhiên, nấm Linh chi nguyên tai thường ít được sử dụng vì tốn nhiều thời gian và khó chiết xuất được dược chất có trong nấm.
3.3.2. Nấm Linh chi thái lát.
Quả thể nấm Linh chi được thái lát mỏng theo chiều ngang hoặc dọc, thường có độ dày đều nhau. Đây là một trong những hình thức sơ chế nấm Linh chi phổ biến nhất vì tiết kiệm thời gian và tiện lợi trong quá trình sử dụng.
3.3.3. Nấm Linh chi dạng bột
Là thành phẩm từ quá trình nghiền nhỏ quả thể nấm Linh chi khô thành bột mịn. Đây cũng là một dạng chế phẩm nấm Linh chi được sử dụng rất phổ biến, tiện lợi và dễ dàng.
Lưu ý rằng khi bạn sử dụng nấm Linh chi dạng bột cần có bộ lọc lại bã hoặc có thể sử dụng túi bột nấm Linh chi có màng lọc sẵn trên thị trường.
4. Lựa chọn loại nấm Linh Chi nào tốt cho sức khỏe?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe về những giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của nấm Linh chi cho sức khỏe con người? Nhưng với 6 loại nấm Linh chi mà Nấm Bốn Mùa vừa kể trên thì chắc hẳn bạn đang băn khoăn là không biết loại nấm Linh chi nào tốt nhất? Đừng lo lắng nhé, Nấm Bốn Mùa sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên.
Nấm Linh chi từ lâu đã được sử dụng như là một thảo dược từ thiên nhiên với công dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ thống miễn dịch và phòng ngừa nhiều bệnh tật. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, nấm Linh chi chứa nhiều hợp chất sinh học cao, đặc biệt là các loại polysaccharide, triterpene và germanium.
Trong đó, nấm Linh chi đỏ và nấm Linh chi đen được xem là hai loại nấm có nhiều tác dụng và giá trị dược liệu nhất vì những lý do sau:
Nấm Linh chi đỏ: với khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lão hóa và đặc biệt hỗ trợ phòng ngừa ung thư, nấm Linh chi đỏ được đánh giá là loại nấm Linh chi tốt nhờ chứa thành phần germanium rất cao.
Nấm Linh chi đen: khá hiếm và không được nhiều người biết tới nhưng nấm Linh chi đen cũng có nhiều giá trị dược liệu và công dụng cho sức khỏe như: thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp.
5. Cách chọn nấm Linh chi chất lượng, an toàn
Với sự đa dạng về chủng loại và nguồn gốc trên thị trường hiện nay, việc lựa chọn một sản phẩm nấm Linh chi chất lượng, an toàn không phải là điều dễ dàng.
Vậy làm thế nào để có thể mua nấm Linh chi chất lượng, an toàn và có những mẹo nào để lựa chọn nấm Linh chi phù hợp với nhu cầu của bản thân? Cùng Nấm Bốn Mùa tìm hiểu nhé!
5.1. Chọn mua nấm Linh chi dựa vào màu sắc
Nhìn vào màu sắc, bạn có thể lựa chọn mua nấm Linh chi chất lượng. Một quả thể nấm Linh chi tốt có bề mặt láng mịn, màu đỏ sậm, phía dưới mũ nấm có màu vàng chanh.
Tai nấm Linh chi tốt có màu chuyển từ đỏ sang nâu đỏ từ ngoài vào trong, phần tai nấm có 4 viền trở lên, tai nấm tròn, đều không có hình dạng khác thường.
5.2. Chọn mua nấm Linh chi dựa vào độ dày
Độ dày mũ nấm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của quả thể nấm Linh Chi. Nấm Linh chi tự nhiên thường có kích thước khá nhỏ, từ 12 - 13cm và độ dày mũ nấm từ 1,5 - 2cm.
Khác với nấm Linh chi nuôi trồng thì nấm Linh chi tự nhiên sẽ có kích thước nhỏ hơn nhưng chất lượng hơn và trọng lượng sẽ vượt trội hơn.
5.3. Chọn mua nấm Linh chi dựa vào mùi
Chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn mua nấm Linh chi chất lượng dựa vào mùi của chúng. Nấm Linh chi có mùi thơm đặc trưng, không quá khó ngửi nên người đã quen với nấm Linh chi thường xuyên có thể dễ dàng phân biệt được.
Bạn nên lựa chọn nấm Linh chi không có mùi hôi, mùi chua hoặc mộc vì có thể đó là nấm Linh chi kém chất lượng hoặc đã quá thời hạn sử dụng, tránh sử dụng vì có thể gây những tác hại xấu cho sức khỏe.
Một tai nấm Linh chi chất lượng khi pha nước sẽ có vị đắng và kéo dài đến nhiều nước sau, không mất hẳn chỉ sau 1 lần nấu.
5.4. Chọn mua nấm Linh chi dựa vào lượng bào tử
Bào tử nấm Linh chi là một lớp bụi mỏng phủ trên mũ nấm, đây là thành phần chứa nhiều dược chất của quả thể nấm và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người như tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm mệt mỏi, stress và chống trầm cảm.
Nên lựa chọn mua nấm Linh chi còn nhiều bào tử trên quả thể. Lựa chọn đơn vị bán nấm Linh chi uy tín, có thương hiệu để tránh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc hay mua nhầm nấm Linh chi đã qua chiết xuất, không còn dược tính hay dinh dưỡng.
5.5. Chọn mua nấm Linh chi dựa vào độ ẩm
Độ ẩm không những có ảnh hưởng đến chất lượng nấm Linh chi mà còn ảnh hưởng tới thời gian bảo quản loại nấm dược liệu quý này nữa.
Theo nghiên cứu, độ ẩm trong nấm Linh chi khô duy trì ở 10% là tốt nhất để bảo quản và lưu giữ dược tính lâu dài.
Có nhiều cách để bảo quản nấm Linh chi và cách để kiểm tra độ ẩm có trong nấm là lấy 2 mặt sau của tai nấm gõ vào nhau, nấm có độ ẩm tốt và ổn định sẽ có tiếng kêu đanh, giòn.
6. Tác dụng của nấm Linh chi cho sức khỏe con người
Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới những công dụng của nấm Linh chi và biết rằng đây là một loại nấm dược liệu rất tốt đối với chúng ta. Vậy cụ thể những tác dụng của nấm Linh chi đối với sức khỏe con người là như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
6.1. Sử dụng nấm Linh chi tăng cường sức đề kháng
Polysaccharide có trong nấm Linh chi có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nấm Linh chi còn chứa nhiều dược chất khác như: lympho B, lympho T, tế bào đuôi gai (DC), đại thực bào và tế bào NK cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng tương tự.
6.2. Uống trà nấm Linh chi hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Các chất chống oxy hóa có trong trà nấm Linh chi không những giúp giảm lượng cholesterol xấu mà còn có thể tăng lượng cholesterol tốt lên trong cơ thể.
Ngoài ra, việc sử dụng trà nấm Linh chi còn giúp tăng tuần hoàn mao mạch tim, hỗ trợ hợp thành glycogen, tăng cường oxy hóa chất béo.
6.3. Nấm Linh chi có tác dụng chống ung thư
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng nấm Linh chi có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và kích thích quá trình chết tự nhiên của các tế bào ung thư.
Uống trà nấm Linh chi còn có tác dụng làm giảm triệu chứng nôn ói trong quá trình điều trị hóa trị, tăng cường hiệu quả của điều trị tia xạ và tăng đáp ứng của tế bào ung thư buồng trứng với thuốc hóa trị cisplatin.
6.4. Sử dụng nấm Linh chi giúp ngủ ngon
Nấm Linh chi có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, sử dụng trà nấm Linh chi như 1 loại đồ uống mỗi ngày còn giúp ổn định mức melatonin trong máu, hormone giúp điều trị chu kỳ ngủ-thức, quá đó giúp cơ thể giảm các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ hiệu quả.
Ngoài những lợi ích kể trên, việc sử dụng nấm Linh chi còn có những công dụng khác không ngờ tới cho cơ thể, cụ thể như:
Dùng nấm Linh chi giúp ổn định huyết áp.
Nấm Linh chi có tác dụng tăng cường chức năng cho gan và thận.
Công dụng của nấm Linh chi là phòng ngừa các bệnh về hô hấp và hen suyễn hiệu quả.
Lợi ích của nấm Linh chi khi có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh cúm do vi khuẩn lạ xâm nhập.
Nấm Linh chi có khả năng đẩy lùi một số bệnh thế kỷ nguy hiểm cho con người.
Tác dụng khác của nấm Linh chi là giảm đau và phòng ngừa bệnh zona tái phát.
Sử dụng trà nấm Linh chi giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường trí tuệ và khả năng tập trung.
7. Lưu ý gì khi sử dụng nấm Linh chi?
Được biết đến là một loại thảo dược quý từ thiên nhiên với nhiều công dụng cho sức khỏe và chữa bệnh cho con người nhưng để tận dụng tối đa những công dụng này và tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng nấm Linh chi thì việc hiểu rõ hơn về đặc tính của loại nấm dược liệu này là vô cùng quan trọng.
7.1. Liều lượng sử dụng nấm Linh chi phù hợp
Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới liều lượng nấm Linh chi nên sử dụng mỗi ngày như: độ tuổi, tình trạng sức khỏe hay mục đích sử dụng…
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, liều lượng sử dụng nấm Linh chi mỗi ngày an toàn là: 1,5 - 9g cho nấm khô, 1 - 1,5g cho nấm bột và 1ml dung dịch nấm Linh chi (ngâm rượu).
7.2. Đối tượng sử dụng nấm Linh chi
Mặc dù nấm Linh chi mang tới nhiều lợi ích và khá ít tác dụng phụ nhưng một số đối tượng dưới đây cần lưu ý hạn chế hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
Người bị rối loạn chảy máu: sử dụng nấm Linh chi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Người bị rối loạn hệ thống miễn dịch: nấm Linh chi có thể có tác động đến hệ thống miễn dịch của con người.
Người chuẩn bị phẫu thuật: vì có tác dụng phụ làm tăng nguy cơ chảy máu nên không phù hợp sử dụng nấm Linh chi đối với đối tượng này.
Người bị chứng rối loạn tuyến giáp: dược chất có trong nấm Linh chi có khả năng tương tác với thuốc điều trị tuyến giáp.
Người đang có vấn đề về huyết áp: nấm Linh chi có thể làm giảm huyết áp quá mức hoặc người đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng nấm Linh chi đối với những đối tượng này.
8. Sử dụng nấm Linh chi có tác dụng phụ không?
Nấm Linh chi được biết tới với những tên gọi là “siêu thực phẩm” vì dược tính có lợi cho sức khỏe đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, cũng giống như các loại nấm dược liệu khác, việc sử dụng nấm Linh chi cũng những tác dụng phụ đi kèm bạn cần biết.
Sử dụng nấm Linh chi trong thời gian kéo dài (3-6 tháng) khiến cho cơ thể xảy ra 1 số phản ứng tiêu cực như: dị ứng, đau đầu, chóng mặt và nôn ra máu, đi ngoài ra máu và ảnh hưởng dạ dày.
Có sự ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa khi sử dụng nấm Linh chi vì do hàm lượng chất xơ cao trong loại nấm dược liệu này.
Dị ứng nhẹ: một số người có thể bị dị ứng nhẹ sau khi sử dụng nấm Linh chi biểu hiện qua các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn hoặc thậm chí là khó thở.
Ngoài ra, các triệu chứng tiêu cực mặc dù hiếm gặp hơn những đã được ghi nhận sau khi sử dụng nấm Linh chi đó là:
Cảm giác khô ở miệng, họng, mũi sau khi uống trà nấm Linh chi.
Trạng thái chóng mặt khi dùng nấm Linh chi.
Chảy máu cam
Phân có máu sau khi sử dụng bột nấm Linh chi.
9. Đối tượng nào cần hạn chế sử dụng nấm Linh chi
Một số loại thực phẩm không nên kết hợp sử dụng với nấm Linh vì có thể khiến cho cơ thể kích ứng hoặc có những biểu hiện không tốt như thịt gà, hải sản, rau muống, đậu xanh, măng, thức ăn cay nóng, thức ăn giàu lipit.
Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích đi kèm với nấm Linh chi vì có thể làm giảm hoặc mất đi các giá trị dược liệu của loại nấm này.
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng nấm Linh chi để bồi bổ cơ thể.
Đối tượng đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc đang sử dụng thuốc theo đơn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định đưa nấm Linh chi vào thực đơn của mình.
Người đang bị bệnh về huyết áp, tiểu đường cũng cần hạn chế hoặc không nên sử dụng nấm Linh chi mỗi ngày.
10. Địa chỉ mua nấm Linh Chi uy tín, chất lượng?
Ở thời điểm hiện tại, việc lựa chọn và mua một sản phẩm nấm Linh chi chất lượng, an toàn giữa vô vàn sản phẩm trôi nổi trên thị trường là điều không hề dễ dàng.
Nhiều khách hàng cảm thấy khó khăn vì không biết địa chỉ nào bán nấm Linh chi tốt và mua nấm Linh chi chất lượng tại đâu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thực tế đã cho thấy, việc sử dụng các sản phẩm nấm Linh chi giả hay nấm Linh chi kém chất lượng đã mang lại những hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Vì thế, việc bạn cần tìm kiếm một địa chỉ uy tín cung cấp nấm Linh chi là điều vô cùng cần thiết.
Nắm bắt được những khó khăn này, Làng nấm Bốn Mùa chính là một địa chỉ bán nấm Linh chi uy tín cho những ai đang cần tìm mua một sản phẩm nấm Linh chi chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi trồng và chế biến nấm dược liệu, quy mô nhà nuôi trồng lớn, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nhân sự có chuyên môn, Làng nấm Bốn Mùa luôn là thương hiệu mang đến cho khách hàng những sản phẩm nấm Linh chi, nấm Đông trùng, nấm Hầu thủ…tươi ngon, chất lượng cao, được nuôi trồng theo quy trình hữu cơ, đảm bảo không chứa hóa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe.
Khi tìm mua nấm dược liệu tại Làng nấm Bốn Mùa, bạn hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của sản phẩm.
Tham khảo về địa chỉ mua nấm Linh chi tốt, giá rẻ, nguồn gốc rõ ràng tại tp.HCM của thương hiệu Làng nấm Bốn Mùa theo thông tin liên hệ sau đây:
Thương hiệu: làng nấm Bốn Mùa
Hotlinhe: 0832.358.359
Địa chỉ: 116 TA10, Thới An, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Website: www.nambonmua.com
11. Giá nấm Linh chi hiện tại bao nhiêu?
Giá nấm Linh chi hiện tại là bao nhiêu? Đó là thắc mắc của nhiều khách hàng khi quan tâm và tìm mua đến loại nấm dược liệu quý này. Tuy nhiên, giá nấm Linh chi giao động khá lớn và tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà sự chênh lệch về giá cả có thể cao hoặc thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá nấm Linh chi hiện tại đó là:
Loại nấm Linh chi: nấm Linh chi đỏ, Linh chi đen, Linh chi vàng…sẽ có những công dụng và đặc tính dược liệu khác nhau nên mỗi loại cũng có giá thành khác nhau.
Nguồn gốc: nấm Linh chi tự nhiên, nấm Linh chi rừng sẽ có giá rất cao và giá cách biệt hoàn toàn so với nấm Linh chi nuôi trồng.
Độ tuổi của nấm: nấm Linh chi có thời gian phát triển dài càng chứa nhiều dược tính nên giá thành cũng cao hơn.
Hình thức chế biến: nấm Linh chi ở dạng thái lát, dạng tươi, dạng bào tử…sẽ có giá thành khác nhau.
Thương hiệu: các thương hiệu nấm Linh chi khác nhau sẽ có giá khác nhau tùy thuộc vào uy tín, chất lượng và dịch vụ của thương hiệu đó.
Vậy tại sao mà nấm Linh chi lại có sự chênh lệch, khác nhau về giá cả trên thị trường như vậy. Sau đây, Làng nấm Bốn Mùa sẽ giải thích giúp bạn nhé!
Chất lượng: nấm Linh chi chất lượng cao, uy tín và an toàn được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, hiện đại sẽ có giá thành cao hơn.
Hiệu quả: Linh chi là 1 loại nấm dược liệu quý, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng không phải loại nấm nào cũng mang lại hiệu quả như nhau nên giá nấm Linh chi cũng sẽ có sự khác biệt về chủng loại.
Nguồn cung: nấm Linh chi tự nhiên, nấm Linh chi rừng có số lượng hạn chế nên giá thành cao. Nấm Linh chi nuôi trồng, đặc biệt là nấm Linh chi Trung Quốc có sản lượng lớn nên giá thành sẽ rẻ hơn nhiều.
Vậy giá nấm Linh chi hiện tại là bao nhiêu? Cùng Làng nấm Buốn Mùa tìm hiểu chi tiết về giá nấm Linh chi của một số chủng loại ở thời điểm hiện tại trên thị trường qua bảng tổng hợp dưới đây nhé!
STT | Loại nấm | Giá thành (cập nhật tháng 12/2024) | ĐVT | Ghi chú |
1 | giá Linh chi Việt nam | 800.000 - 1.200.000đ | kg | nguyên tai |
2 | giá Linh chi Hàn Quốc | 700.000-1.150.000đ | kg | thái lát |
3 | giá Linh chi Hàn Quốc | 900.000 - 1.450.000đ | kg | nguyên tai |
4 | giá Linh chi Trung Quốc | 400.000 - 650.000 | kg |
12. Bật mí 10 phương pháp dùng nấm Linh chi đúng cách, hiệu quả, an toàn
12.1. Cách sơ chế nấm Linh chi đúng cách
Để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng và dược tính của nấm Linh chi, việc sơ chế đúng cách là vô cùng quan trọng.Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và hình thái mà chúng ta có những cách sơ chế nấm Linh chi khác nhau. Dưới đây là 1 số cách sơ chế nấm Linh chi mà Làng nấm Bốn Mùa hướng dẫn, các bạn cùng theo dõi nhé!
Nấm Linh chi nguyên tai: nấm Linh chi nguyên tai sơ chế khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng khăn vải mềm, thấm nước và lau nhẹ nhàng trên bề mặt quả thể nấm. Lưu ý rằng, bạn không nên rửa nấm quả kỹ hoặc ngâm nấm trong nước quá lâu vì điều này có thể làm mất đi dược tính có trong nấm hoặc các bào tử của nấm Linh chi.
Nấm Linh chi thái lát: để sơ chế thành phẩm là nấm Linh chi thái lát, bạn cần loại bỏ phần chân nấm, sau đó dùng dao cắt tai nấm thành những miếng mỏng, đều nhau. Nấm Linh chi thái lát sẽ giúp nấm giải phóng các dược tính ra nhiều và nhanh hơn.
Nấm Linh chi dạng bột: Linh chi dạng bột được dùng để pha chế thức uống hoặc làm nguyên liệu cho các thực phẩm chức năng. Để sơ chế nấm Linh chi dạng bột, bạn cần làm sạch nấm, phơi khô, sau đó xay nhuyễn quả thể nấm thành bột.
12.2. Phương pháp sử dụng nấm Linh chi đúng cách
12.2.1. Sắc nước nấm Linh chi
Sử dụng 50gr nấm Linh chi thái lát, 7 trái táo tàu (bổ đôi), 10gr cam thảo và bổ sung thêm 6 lát nấm Thượng hoàng (nếu có) sắc cùng với 2 lít nước trong 45 phút để cho ra lần nước thứ 1.
Tiếp tục sử dụng thêm 1.5 lít nước cho lần nước thứ 2 và 1 lít nước cho lần nước thứ 3 để nấm Linh chi ra hết dược chất và tận dụng tối đa thành phẩm.
12.2.2. Trà nấm Linh chi
Sử dụng khoảng 50 - 75 gram bột nấm Linh chi (cho vào túi lọc) cùng với 200 - 300ml nước và hãm trong vòng 10 phút để có được trà nấm Linh chi chất lượng.
Trà nấm Linh chi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, bổ não, tăng cường trí nhớ nhưng chỉ nên sử dụng 2 - 3 lần/tuần.
12.2.3. Ngâm rượu nấm Linh chi
Nên sử dụng nấm Linh chi nguyên tai khi ngâm rượu để tạo sự thẩm mỹ trong thời gian kéo dài. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian để có rượu nấm Linh chi sử dụng thì nên sử dụng nấm ở dạng thái lát để ngâm.
Lưu ý rằng, bạn không nên dùng bột nấm Linh chi để ngâm rượu vì ít tạo ra giá trị dược liệu, không có sự thẩm mỹ và cảm giác không thoải mái khi sử dụng.
Để ngâm rượu nấm Linh chi, bạn sử dụng 240g nấm kèm theo 5l rượu và ngâm trong bình thủy tinh hoặc bình sứ sạch trong ít nhất 30 ngày để sử dụng.
12.2.4. Nấm Linh chi chế biến món ăn
Bên cạnh những cách chế biến thông thường kể trên, nấm Linh chi còn được sử dụng như 1 nguyên liệu ẩm thực độc đáo mang đến hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.
Nấm Linh chi chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các hợp chất oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nấm Linh chi cũng mang đến 1 hương vị đặc trưng, mới lạ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng hơn đó là những lý do mà nấm Linh chi được lựa chọn là 1 nguyên liệu để chế biến món ăn.
Các món ăn chế biến cùng nấm Linh chi thơm ngon và bổ dưỡng có thể kể đến như: nấm Linh chi hầm gà ác, thịt heo xào nấm Linh chi, súp nấm Linh chi, cháo hạt sen nấm Linh chi…
12.2.5. Nấm Linh chi pha mật ong
Dùng 15 - 20 gram nấm Linh chi thái lát với 1lit nước, hãm trong vòng 30 phút, sau đó chắt lấy nước để nguội, thêm 3 - 4 muỗng cafe mật ong để sử dụng sẽ giúp phục hồi chức năng gan, hỗ trợ viêm loét dạ dày, viêm nhiễm mỡ, làm mờ thâm và cải tạo da.
Nên sử dụng nước nấm Linh chi pha mật ong từ 2 - 3 lần/tuần và uống vào sáng sớm là tốt nhất.
12.2.6. Nấm Linh chi kết hợp cùng nhân sâm
Cũng là 1 cách để ngâm rượu của nấm Linh chi khi có sự kết hợp cùng với nhân sâm, 1 loại dược liệu quý và rất tốt cho sức khỏe.
Bạn có thể sử dụng nấm Linh chi thái lát hoặc nguyên tai (250g) cùng với 150g nhân sâm để ngâm cho 5l rượu nguyên chất.
Thời gian ngâm ít nhất từ 45 - 60 ngày trước khi sử dụng để tận dụng được hết giá trị dược chất của nấm Linh chi và nhân sâm cũng như đạt được hiệu quả về sức khỏe như: tăng cường sức đề kháng, thanh lọc gan, tốt cho xương khớp và tăng cường sinh lý nam giới.
12.2.7. Nấm Linh chi kết hợp cùng cam thảo
Cam thảo cũng là một loại nguyên liệu có giá trị dược tính cao nên kết hợp cùng với nấm Linh chi không những có tác dụng bổ sung vitamin, khoáng chất mà còn hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh tật như giảm viêm, ho, khó thở và các bệnh lý về đường hô hấp.
Để sử dụng, bạn cho 100gr nấm Linh chi, 100gr Cam thảo cùng với 1lit nước, đun sôi khoảng 10 phút và sử dụng như uống trà.
12.2.8. Nấm Linh chi kết hợp cùng tam thất
Tam thất được biết đến là một loại thảo mộc lâu năm, sinh trưởng và phát triển ở những vùng núi cao và hoang sơ. Từ lâu, củ Tam thất kết hợp với nấm Linh chi được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, phòng ngừa ung thư, bổ máu…
Để sử dụng, bạn dùng 10gr nấm Linh chi thái lát và 7gr củ Tam thất, hãm với 2l nước trong 45-60 phút trên lửa nhỏ rồi chắt nước ra uống.
12.2.9. Nấm linh chi kết hợp cùng bột trà atiso
Công dụng của nấm Linh chi khi kết hợp cùng bột trà atiso đó là giúp điều hòa huyết áp, cải thiện sức khỏe gan, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, hạn chế triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Cách kết hợp cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 10gr bột nấm Linh chi cùng 10gr bột trà atiso, hòa tan cùng 150 - 200ml nước lọc để dùng.
12.2.10. Nấm Linh chi làm mặt nạ dưỡng da
Nấm Linh chi là loại nấm dược liệu chứa nhiều vitamin D, selen và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da và tránh lão hóa hiệu quả.
Để làm mặt nạ dưỡng da từ nấm Linh chi, bạn sử dụng 2 muỗng canh bột nấm, 1 lòng đỏ trứng gà, sau đó hòa trộn với nhau và đắp mặt nạ trong 30 phút.
Duy trì với tần suất 2 lần/tuần để cảm nhận được hiệu quả về khả năng điều trị mụn, cung cấp và duy trì độ ẩm trên da của mặt nạ nấm Linh chi.