Chuyên Đề 4: Hé Lộ Kỹ Thuật Trồng Nấm Mối Đen Tại Nhà Từ A - Z
Kỹ thuật trồng nấm Mối Đen tại nhà sẽ là nội dung tiếp theo được Làng Nấm Bốn Mùa chia sẻ đến các bạn trong Chuyên đề lần này. Trong quá trình trồng nấm Mối Đen thì công tác: Chăm sóc - Thu hoạch - Bảo quản sẽ cần quan tâm, chú ý đến vấn đề gì? Mời các bạn cùng tham khảo bải viết này nhé!
Kỹ thuật xử lý nhà trồng nấm Mối Đen
Thiết kế nhà trồng nấm Mối Đen đúng kỹ thuật sẽ giúp quá trình trồng nấm Mối Đen tại nhà đạt năng suất cao, hiệu quả tốt và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, trước khi mang phôi nấm Mối Đen vào nhà nuôi tơ, chúng ta cần thực hiện các công tác sau:
Công tác 1: Khử trùng, vệ sinh nhà trồng nấm Mối Đen
1. Khử trùng bằng vôi sống có hàm lượng CaO >60%.
- Bước 1: Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
- Bước 2: Quét dọn, thu gom toàn bộ rác thải, bụi bẩn trong nhà trồng nấm Mối Đen trước khi đưa phôi nấm Mối Đen vào nuôi trồng.
- Bước 3: Rải vôi sống đều lên trên nền trại trồng nấm Mối Đen và xung quanh tường, các giàn kệ trong lán trại.
* Chú ý: Chỉ quay trở lại nhà trồng nấm Mối Đen sau 2-3 ngày rải vôi.
2. Khử trùng nhà trồng nấm Mối Đen bằng nước vôi.
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động.
- Bước 2: Sử dụng 4 - 5kg vôi tôi cho vào thau và thêm 100l nước khuấy cho vôi tôi hòa tan đều.
- Bước 3: Dùng bình tưới và tưới đều nước vôi lên toàn bộ giàn kệ và sàn nhà trồng nấm Mối Đen.
Chú ý: Sau khi tưới nước vôi, đợi nền lán trại khô mới tiến hành vào làm việc.
Công tác 2: Kiểm tra thật kỹ điều kiện trồng
Kiểm tra các thông số về điều kiện trong nhà trồng nấm Mối Đen phải đạt ở trạng thái lý tưởng nhất như: nhiệt độ, độ ẩm, CO2…. Chú ý việc bật, tắt các thiết bị có trong khu vực nhà trồng nấm Mối Đen để đảm bảo không xảy ra các vấn đề sai sót.
Duy trì và theo dõi liên tục trong vòng 24 giờ trước khi tiến hành đưa phôi nấm Mối Đen vào ủ tơ. Điều này có thể đánh giá được sự ổn định của các thiết bị, công nghệ trong nhà trồng nấm Mối Đen khi hoạt động.
Tham khảo: Nấm Mối Đen phát triển trong điều kiện như thế nào?
Công tác 3: Nhập phôi nấm Mối Đen
Kiểm tra tình trạng bịch phôi nấm Mối Đen ( rách bịch, hở miệng…) và chất lượng phôi nấm Mối Đen (mức độ đi tơ, nhiễm bệnh…) trước khi đưa vào nhà trồng nấm Mối Đen và nếu phát hiện phôi nấm Mối Đen có dấu hiệu lạ, cần loại bỏ ngay.
Chuyên đề 2: Bí quyết làm Phôi nấm Mối Đen năng suất vượt trội.
Khi đưa Phôi nấm vào nhà nuôi trồng nấm Mối Đen, nhiệt độ trong phòng phải đạt từ 26°C - 28°C. Thực hiện vào buổi sáng sớm để nhiệt độ không quá chênh lệch giữa phòng ủ tơ và nhiệt độ ngoài môi trường. Đây cũng là 1 cách giúp tơ nấm khỏe, tránh phôi nấm Mối Đen bị nhiễm bệnh hơn.
Luôn duy trì nhiệt độ, độ ẩm, Co2… trong nhà nuôi trồng nấm Mối Đen ở điều kiện phù hợp cho đến lúc mở miệng phôi.
Hạn chế việc ra vào trại nấm để đảm bảo không phát tát vi khuẩn, mầm bệnh vào nhà trồng nấm Mối Đen. Người không phận sự cấm vào.
Tham khảo: 5 Địa chỉ mua phôi nấm Mối Đen năng suất tại Tp HCM
Chăm sóc nấm Mối Đen tại nhà đúng kỹ thuật
Qúa trình ủ tơ nấm Mối Đen
Theo ước tính, thời gian nấm Mối Đen ủ tối, chạy tơ nấm mất khoảng 70-80 ngày. Trong giai đoạn nhạy cảm này, bạn tuyệt đối duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để tơ nấm không bị chết và phát triển tốt.
Tuy vậy, việc chăm sóc nấm Mối Đen tại nhà cũng nên được tiến hành đúng quy trình. Mặc dù nấm Mối Đen cần môi trường đủ ẩm để sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên không phải vì thế mà chúng lại hợp với bề mặt sàn quá ướt át.
Tham khảo: Hé lộ 3 bí quyết giúp trồng nấm Mối Đen tại nhà thành công.
Chuẩn bị cơ chất phủ
Sau quãng thời gian ủ tối, tơ nấm Mối Đen đã chạy được khoảng 80% thì chúng ta tiến hành kích sáng cho bịch phôi nấm Mối Đen. Mục đích là để kích thích cho tơ nấm phát triển mạnh mẽ hơn, hình thành nên quả thể nấm Mối Đen hoàn chỉnh.
Tiến hành mở miệng phôi, cho cơ chất phủ lên trên và kích ẩm để giữ độ ẩm trong quá trình quả thể nấm Mối Đen bắt đầu nhú ra ngoài môi trường.
Cơ chất để phủ lên miệng bịch phôi nấm Mối Đen có thể sử dụng như: cát, xơ dừa hoặc vỏ thông. Tuy nhiên, tất cả các loại cơ chất trước khi sử dụng phải đảm bảo 2 yếu tố, đó là: khô ráo và tiệt trùng.
Cách tưới nước
Sử dụng nước sạch, không chứa tạp chất, pH= 6,5-7 để tưới cho nấm Mối Đen.
Dùng hệ thống tưới tự động (hoặc tưới tay) để phun ẩm nhẹ lên bề mặt cơ chất.
Tưới đủ ẩm trên bịch phôi, tránh tưới quá nhiều, dư ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc, côn trùng gây hại nấm Mối Đen.
Duy trì độ ẩm, kiểm tra thường xuyên trong ngày khi trồng nấm Mối Đen tại nhà.
Cách thu hoạch nấm Mối Đen đúng kỹ thuật
1. Giai đoạn nấm Mối Đen ra bói
Sau khi phủ cơ chất được 2-3 tuần, những quả thể nấm Mối Đen đầu tiên bắt đầu cho thu hoạch. Nấm Mối Đen ở lứa đầu tiên thường có kích thước to, tròn trịa và chỉ mọc một cây duy nhất ở miệng bịch phôi nấm Mối Đen.
Ở giai đoạn này, nấm Mối Đen sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhanh vì lượng dinh dưỡng còn nhiều. Vì thế, cần theo dõi thường xuyên để kịp thời thu hoạch nấm Mối Đen đúng lúc, tránh để nấm bung dù sẽ mất đi giá trị về dinh dưỡng và thương phẩm của nấm Mối Đen.
Tiến hành thu hái nấm Mối Đen 3-4 lần/ngày, thời gian thu hái bố trí cách nhau 5-6 giờ là hợp lý, lắc nhẹ quả thể và nhấc cả rễ để thu hoạch nấm Mối Đen đúngkỹ thuật.
Trước khi hái khoảng 2h, tiến hành phun ẩm nhẹ để bù lại khối lượng nấm mất sau khi thu hoạch và giúp nấm Mối Đen tươi lâu hơn.
Giai đoạn thu hoạch, không cần duy trì ánh sáng thường xuyên, chỉ cần bật đèn những lúc thu hoạch là đủ cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm Mối Đen.
Nấm Mối Đen loại 1
2. Giai đoạn nấm Mối Đen nở rộ
Sau lần ra nấm đầu tiền, phôi nấm Mối Đen sẽ cho ra quả thể năng suất nhất và kéo dài trong khoảng 2 - 2,5 tháng.
Khi chăm sóc nấm Mối Đen tại nhà ở giai đoạn này, cần đặc biệt quan tâm đến điều kiện nhà trồng: nhiệt độ, độ ẩm, Co2…để quả thể nấm Mối Đen đạt chất lượng tối ưu. Lưu ý đến độ ẩm, tần suất và thời gian thu hoạch hợp lý để bịch phôi nấm Mối Đen không bị suy quá sớm.
Kiểm tra chất lượng cơ chất phủ, đảm bảo quả thể nấm Mối Đen được cấp đủ ẩm để phát triển. Nếu tỷ lệ giảm hơn 50% thì cần tiến hành bổ sung thêm.
Trồng nấm Mối Đen tại nhà cần lưu ý quan sát, kiểm tra sự xuất hiện của côn trùng, ấu trùng…để có biện pháp ngăn chặn, xua đuổi sớm. Loại bỏ, cách ly hoàn toàn các bịch phôi nấm Mối Đen bị nhiễm bệnh.
3. Giai đoạn cuối thu hoạch nấm Mối Đen
Quá trình trồng và thu hoạch nấm Mối Đen tại nhà sẽ kéo dài trong khoảng 3,5 - 4 tháng. Sau đó, bịch phội nấm Mối Đen sẽ suy giảm dinh dưỡng và năng suất thu hoạch nấm Mối Đen cũng sẽ giảm dần.
Ở giai đoạn cuối thu hoạch, tỷ lệ phôi nấm Mối Đen nhiễm bệnh, nhà trồng nấm Mối Đen bị côn trùng tấn công cũng nhiều hơn.
Vì thế, cần tiến hành loại bỏ những phôi đã hết khả năng cho ra nấm. Lên kế hoạch cho việc sát trùng, khử khuẩn và tái sử dụng phôi nấm Mối Đen vào mục đích khác.
Sơ chế và Bảo quản nấm Mối Đen đúng cách
Cách sơ chế nấm Mối Đen như thế nào?
Sơ chế nấm Mối Đen cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng dao gọt bỏ phần rễ và phần vỏ còn dính cát (xơ dừa) để nấm Mối Đen trông đẹp hơn. Dùng cọ để quét từ chân tới mũ nấm để làm sạch hết toàn bộ quả thế nấm Mối Đen thêm lần nữa. Hiện nay, đã có máy gọt vỏ nên quá trình sơ chế nấm Mối Đen càng được rút ngắn hơn nữa.
Tham khảo: Nấm Mối Đen tại Tp.HCM: Thị trường nhiều cơ hội - thách thức
Cách bảo quản nấm Mối Đen được lâu
Nấm Mối Đen tươi nên được sử dụng ngay sau khi bạn cắt rời bịch. Tuy nhiên, bạn có thể bảo quản nấm Mối Đen lâu hơn bằng cách để nấm khô ráo và cho vào tủ lạnh ( 3-5 độ) sẽ kéo dài thời gian sử dụng lên 8-10 ngày.
Nấm Mối Đen sấy thăng hoa cũng là một phương pháp giúp bảo quản nấm Mối Đen được lâu dài nhưng vẫn giữ được hương vị và dinh dưỡng cao, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương thức bảo quản này nhé.
Trồng nấm Mối Đen có thể đem lại cho con người rất nhiều giá trị về kinh tế. Do vậy, chỉ cần bạn nắm được các quy trình trồng cơ bản, trang bị thêm một số kiến thức phù hợp thì có thể triển khai để trồng rồi.
Hy vọng, ở Chuyên đề 4: “Trồng nấm Mối Đen: Cách trồng nấm Mối Đen tại nhà” đã cho bạn thêm một vài kiến thức bổ ích. Hãy đón đọc những bài viết về trồng nấm Mối Đen khác của Làng Nấm Bốn Mùa nhé!