16 Bệnh Thường Gặp Khi Trồng Nấm Rơm Và Cách Phòng Ngừa

Tấm gương làm giàu thành công từ trồng nấm Rơm

Theo thống kê, trong quá trình trồng nấm Rơm có đến hơn 10 loại bệnh hại làm chết sợi nấm, hơn 3 loại bệnh làm hư quả thể và rất nhiều côn trùng phá hoại. Điều này cho thấy, bệnh hại nấm Rơm vẫn là một vấn đề nan giải cần được giải quyết.

Vậy đâu là những bệnh thường gặp nhất trên nấm Rơm gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng  và cách phòng trừ hiệu quả ra sao? Hãy cùng Làng nấm Bốn Mùa tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

I. Bệnh hại sợi nấm Rơm 

1.1. Bệnh chết sợi giống nấm Rơm

Biểu hiện của bệnh: sau khi cấy giống nấm Rơm vào mô nấm được 3-5 ngày nhưng vẫn không xuất hiện hiện tượng bung sợi giống để mọc vào cơ chất hoặc có hiện tượng sợi nấm ăn vào cơ chất nhưng sau đó chết dần nhanh chóng.

Nguyên nhân của bệnh: có nhiều nguyên nhân gây bệnh chết giống nấm Rơm có thể kể đến như:

  1. Cơ chất dùng để nuôi trồng nấm Rơm không thích hợp, nguồn rơm hoặc bông đã bị nhiễm các độc tố khiến cho sợi tơ nấm bị nhiễm độc và chết đi.
  2. Độ ẩm mô nấm không đảm bảo đúng với điều kiện thích nghi của tơ nấm.
  3. Nhiệt độ trong mô nấm không thích hợp do nóng quá hoặc lạnh quá; 
  4. Một nguyên nhân khác là do giống già hoặc quá non.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại: để phòng trừ bệnh chết sợi giống nấm Rơm, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

  1. Lựa chọn nguyên liệu đầu vào trồng nấm Rơm sạch, không dính dầu mỡ hay hóa chất độc hại.
  2. Cần bổ sung cọc thông khí trong quá trình ủ đống nguyên liệu và tiến hành đảo đống ủ từ 1-2 lần.
  3. Tiến hành kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu trước khi công tác đóng mô trồng nấm Rơm.
  4. Đảm bảo nguyên liệu trồng nấm Rơm phải tơi, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với điều kiện sống của tơ nấm.
  5. Quá trình nuôi trồng nấm Rơm cần kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm mô nấm thường xuyên và có phương án điều chỉnh kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.
  6. Trước khi cấy giống nấm Rơm cần lựa chọn và kiểm tra nguồn giống đảm bảo chất lượng.

Tham khảo: Phần 5 - Cách trồng nấm Rơm trên lá chuối khô năng suất.

1.2. Bệnh sợi nấm Rơm mọc yếu, nhanh già

Biểu hiện của bệnh hại: đây là bệnh thường gặp khi trồng nấm Rơm với thời gian mọc tơ nấm Rơm kéo dài, sợi tơ nấm thưa, hệ sợi mảnh, mờ nhạt và không ăn sâu vào trong cơ chất.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

Nguyên nhân gây bệnh: có nhiều nguyên nhân có thể gây nên bệnh sợi nấm Rơm mọc yếu như:

  1. Độ pH trong nguyên liệu trồng nấm Rơm bị nhiễm acid hoặc nhiễm kiềm.
  2. Độ ẩm nguyên liệu trồng nấm Rơm không đáp ứng đúng với điều kiện phát triển của sợi nấm: quá cao hay quá thấp.
  3. Nguyên liệu đầu vào để sử dụng trồng nấm Rơm bị nhiễm tạp chất, vi khuẩn.
  4. Sử dụng nguồn giống nấm Rơm yếu, không đảm bảo chất lượng nên làm giảm khả năng sinh trưởng.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại: để phòng trừ hiệu quả bệnh sợi nấm Rơm mọc yếu, nhanh già, chúng ta cần thực hiện các công tác sau:

  1. Đảm bảo nguồn nước sử dụng để xử lý nguyên liệu và trồng nấm Rơm có độ pH phù hợp.
  2. Độ ẩm nguyên liệu đáp ứng đúng điều kiện sinh trưởng phát triển lý tưởng của sợi tơ nấm Rơm.
  3. Nguồn nguyên liệu để nuôi trồng nấm Rơm sạch và giàu dinh dưỡng.
  4. Chọn mua giống nấm Rơm chất lượng, tại cơ sở sản xuất uy tín.

1.3. Bệnh sợi nấm Rơm bị co 

Biểu hiện của bệnh hại: sợi nấm Rơm sinh trưởng và phát triển bình thường ở thời gian đầu tiên nhưng sau đó nhanh chóng bị co lại, kém phát triển, không bám vào cơ chất và chết đi.

Nguyên nhân gây bệnh: có một số nguyên nhân gây ra bệnh cho sợi nấm Rơm bị co như:

  1. Độ ẩm của mô luống không phù hợp với độ ẩm yêu cầu phát triển của sợi nấm: quá thấp hoặc quá cao.
  2. Nhiệt độ trong mô luống hay tại khu vực trồng nấm Rơm quá nóng.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại: để phòng trừ tốt, hạn chế bệnh sợi nấm Rơm bị co thì chúng ta cần thực hiện tốt các việc sau:

  1. Tạo độ thông thoáng cho mô nấm bằng cách cởi bỏ bớt lớp áo mô.
  2. Kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong giai đoạn nuôi sợi nấm Rơm.

Tham khảo: Cách trồng nấm Rơm trên bông vải siêu dễ làm.

1.4. Bệnh nấm Rơm: nấm mốc trắng

Biểu hiện của bệnh hại: trên bề mặt mô và luống nấm Rơm có xuất hiện các sợi nấm màu trắng có màu sắc và hình dạng rất giống với sợi nấm Rơm.

Nguyên nhân gây bệnh: có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm Rơm bị nhiễm nấm mốc trắng như nhà nuôi trồng bị hầm, bí hơi hay do độ ẩm trong giá thể nấm quá cao hoặc phủ lớp áo mô nấm quá dày khiến cho hơi nước trong mô không thể thoát ra được.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại: cởi bỏ bớt lớp áo mô nấm, hạn chế tưới và mở cửa nhà trồng nấm Rơm để không khí thông thoáng, giảm độ ẩm hoặc có thể dùng cồn để xịt vào những chỗ bị mốc và xịt dự phòng vào những cục xung quanh để tránh lây lan, cồn bay hơi hết nấm Rơm sẽ ra lại.

1.5. Bệnh nấm Rơm: Nấm mốc đen, mốc xanh

Biểu hiện của bệnh hại: bệnh nấm mốc đen, mốc xanh là những loại bệnh thường gặp nhất khi trồng nấm Rơm. Chung ta dễ dàng quan sát thấy trên bề mặt mô nấm Rơm xuất hiện các khu  vực sợi mốc có màu đen hoặc màu xanh khác lạ so với màu sợi nấm Rơm.

Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhiễm mốc đen, mốc xanh cho nấm Rơm như:

  1. Môi trường nuôi trồng nấm Rơm bị ô nhiễm như gần bãi rác, trại chăn nuôi…
  2. Nguyên liệu để nuôi trồng nấm Rơm kém chất lượng, không được xử lý đúng cách hay đã bị nhiễm bào tử nấm mốc từ trước.
  3. Giống nấm Rơm khi sử dụng đã bị nhiễm nấm mốc.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại: để phòng trừ tốt, tránh cho sợi tơ nấm Rơm không bị nhiễm nấm mốc đen, mốc xanh, chúng ta cần:

  1. Đảm bảo khu vực nhà trồng nấm Rơm phải sạch sẽ và thông thoáng.
  2. Đảm bảo sử dụng nguồn nguyên liệu trồng nấm Rơm sạch, giàu dinh dưỡng và không nhiễm bệnh lạ.
  3. Sử dụng giống nấm Rơm chất lượng, tại cơ sở có thương hiệu sản xuất.

Tham khảo: Tổng hợp quy trình trồng nấm Rơm hiệu quả, năng suất.

1.6. Bệnh nấm Rơm: Nấm mốc liên bào

Biểu hiệncủa bệnh hại: bệnh nấm mốc liên bào hay còn được gọi là bệnh mốc vàng hoa cau. Biểu hiện đặc trưng là nấm mốc mọc trên bề mặt mô hay luống nấm Rơm với bào tử có màu vàng cam.

Nguyên nhân gây bệnh: nguyên nhân chính gây bệnh nấm mốc liên bào (bệnh mốc vàng hoa cau) cho nấm Rơm là do môi trường không khí quá ô nhiễm và bị nhiễm mốc.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại: để phòng ngừa bệnh nấm mốc liên bào (mốc vàng hoa cau) trên nấm Rơm, chúng ta cần thực hiện công tác khử trùng nhà trồng và môi trường xung quanh thật kỹ trước khi đóng mô và cấy giống nấm Rơm.

1.7. Bệnh nấm Rơm: Nấm mốc trứng cá 

Biểu hiện của bệnh hại: bệnh nấm mốc trứng cá có hình thái khá giống với sợi nấm Rơm. Khi nấm mốc trứng cá phát triển sẽ kết hợp với sợi nấm Rơm tạo thành những hạt màu trắng đục hay nâu nhạt như trứng cá, rất cứng gây khó khăn hoặc ngăn chặn quá trình ra quả thể của nấm Rơm.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

Nguyên nhân gây bệnh: nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm mốc trứng cá cho nấm Rơm chủ yếu là do khâu xử lý nguyên liệu. Nếu nguyên liệu để trồng nấm Rơm không được xử lý kỹ, đúng kỹ thuật, không khô hoặc ẩm mục, kém chất lượng thì bệnh nấm mốc trứng cá sẽ dễ dàng phát sinh trong quá trình trồng nấm Rơm.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại: để phòng trừ bệnh nấm mốc trứng cá trên nấm Rơm, chúng ta cần thực hiện thật tốt các công tác dưới đây:

  1. Nguyên liệu để trồng nấm Rơm cần đảm bảo chất lượng và được xử lý đúng kỹ thuật, đống ủ đủ thời gian với nhiệt độ phải từ 75-80℃.
  2. Khi nấm Rơm đã bị nhiễm bệnh này thì xử lý bằng cách: lấy vôi rải vào vùng bị nhiễm bệnh và không được phép tưới thêm nước vào những vị trí này.
  3. Có 1 số trại trồng nấm Rơm đã sử dụng chế phẩm sinh học AKH Super để trị bệnh nấm mốc trứng cá. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân và cần được thử nghiệm ở phạm vi nhỏ trước khi áp dụng vào nhà trồng.

1.8. Bệnh nấm Rơm: bệnh nấm mực

Biểu hiện của bệnh hại: bệnh nấm mực hay còn gọi là bệnh nấm gió, đây là loại bệnh thường mọc trên các luống hay mô nấm Rơm. Giai đoạn chưa trưởng thành, nấm mực có hình thon dài như đầu đũa, màu xám, cuống nấm màu trắng và đâm sâu vào trong cơ chất ra ngoài và sau 2-3 ngày thì nấm nở ô và mũ nấm có màu đen.

Nguyên nhân gây bệnh: nguyên nhân chính khiến cho nấm mực phát triển mạnh trong quá trình nuôi trồng nấm Rơm là do khâu xử lý nguyên liệu chưa đạt đủ nhiệt độ hoặc độ ẩm quá cao.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại: để hạn chế sự phát triển của nấm mực khi trồng nấm Rơm, chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau:

  1. Nguyên liệu để trồng nấm Rơm cần đảm bảo chất lượng và xử lý đúng kỹ thuật, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với điều kiện sống của sợi tơ nấm Rơm.
  2. Kiểm tra độ ẩm của cơ chất trước khi trồng nấm Rơm, nếu cơ chất quá ẩm thì cần phơi nắng cho vơi bớt nước đi.
  3. Nếu thấy có nấm mọc ở bề mặt mô nấm dùng tay nhổ bỏ trước khi nấm nở ô, dừng tưới nước cho đến khi độ ẩm mô nấm đảm bảo yêu cầu. 

Tham khảo: Hé lộ 2 yếu tố đánh giá chất lượng phôi nấm Mối Đen.

1.9. Bệnh nấm Rơm: Bệnh nhiễm do vi khuẩn

Biểu hiện của bệnh hại: khi giá thể nấm Rơm bị nhiễm bệnh do vi khuẩn sẽ có mùi chua, lâu dần sẽ có mùi thối của cơ chất phân hủy. Bệnh do vi khuẩn sẽ khiến cho các sợi nấm Rơm bị nhiễm độc tố, không hấp thu được dinh dưỡng và chết đi.

Nguyên nhân gây bệnh: nguyên nhân chính làm cho nấm Rơm bị nhiễm các bệnh do vi khuẩn là khâu xử lý nguyên liệu chưa đạt đủ nhiệt độ.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại: để hạn chế bệnh do vi khuẩn phát sinh trong quá trình trồng nấm Rơm thì cần lưu ý các vấn đề như sau:

  1. Nhiệt độ trong đống ủ phải đảm bảo phù hợp với điều kiện sống của sợi tơ nấm Rơm. Nếu nhiệt độ đống ủ chưa đảm bảo thì cần có biện pháp để tăng nhiệt và kéo dài thời gian ủ đống.
  2. Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ môi trường, khu vực trồng nấm Rơm.

1.10. Bệnh nấm Rơm: Bệnh nhiễm do vi rút 

Biểu hiện của bệnh hại: sợi nấm Rơm kém phát triển, thoái hoá nhanh, nhanh già và chết đi.

Nguyên nhân: bệnh nhiễm do virus trên nấm Rơm thường bắt nguồn từ 6 loại vi rút gây bệnh, các loại vi rút này đều có biểu hiện khá tương đồng nhau. Ngoài ra, do tuyến trùng bị bệnh hoặc các bào tử đã bị nhiễm vi rút phát tán, lây lan khắp môi trường trồng.

Biện pháp phòng trừ bệnh hại: đến nay chưa có thuốc đặc trị được căn bệnh này vì thế công tác phòng bệnh như đốt, khử trùng, xử lý môi trường nuôi trồng và xung quanh trong quá trình trồng nấm Rơm là tối quan trọng.

II. Sâu bệnh hại quả thể nấm rơm 

2.1. Bệnh sinh lý ở quả thể nấm rơm 

a. Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ 

Để nấm Rơm có thể hình thành quả thể nhiều và đạt chất lượng cao cần có nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ thay đổi đột ngột, quá lạnh hay quá nóng sẽ làm quả thể nấm Rơm bị chết đồng loạt.

Biện pháp khắc phục: Cần có các thiết bị theo dõi nhiệt độ trong nhà trồng, đồng thời theo dõi từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nấm rơm để có biện pháp điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. 

Tham khảo: 11 Bí mật sức khỏe tuyệt vời từ nấm Hầu Thủ (nấm Đầu Khỉ).

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

b. Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của nồng độ CO2 

Khi nồng độ CO2 quá cao (> 0,06%) sẽ khiến cho quả thể nấm Rơm kém phát triển, nhanh nứt bao và cuống nấm kéo dài, giảm năng suất và giá thành của nấm Rơm đi nhiều lần.

Nguyên nhân: Do khi quả thể hình thành, nấm cần oxy cao gấp nhiều lần giai đoạn nuôi sợi và quá trình hô hấp của sợi nấm sinh ra nhiều CO2. 

Biện pháp khắc phục: tăng độ thông thoáng của nhà trồng nấm Rơm bằng cách mở thêm cửa sổ, mở quạt gió hoặc các thiết bị giúp trao đổi không khí trong và ngoài nhà trồng.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

c. Bệnh sinh lý do ảnh hưởng của độ ẩm 

Biểu hiện: độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của nấm Rơm xuyên suốt quá trình nuôi trồng vì:

  1. Độ ẩm không khí dưới 60%: quả thể nấm không hình thành hoặc chết non, quả thể hình thành bị teo đầu. 
  2. Độ ẩm không khí vượt trên 95%: trong giai đoạn hình thành đinh ghim: quả thể sẽ biến mất; tai nấm đang phát triển mềm nhũn và thường bị nhiễm trùng làm nhầy nhớt.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

 Biện pháp khắc phục:

  1. Bổ sung các thiết bị kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm trong nhà trồng nấm Rơm.
  2. Khi độ ẩm thấp cần tăng độ ẩm bằng cách tưới thêm nước.
  3. Khi độ ẩm trong nhà trồng nấm Rơm cao thì giảm tưới và tạo các điều kiện thông thoát hơn cho mô nấm.

Tham khảo: Địa chỉ mua nấm Mối Đen uy tín tại Quận 12, TpHCM.

2.2. Bệnh nhiễm vi sinh vật ở quả thể nấm rơm

Biểu hiện: Quả thể bị nhũn trước khi hái hoặc quả thể bị dị dạng, teo đầu.

Nguyên nhân: Do nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, tuyến trùng ... 

Biện pháp khắc phục: Các bệnh nhiễm do vi sinh vật rất khó dùng thuốc để trừ mầm bệnh, do vậy chúng ta chỉ áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và kết hợp chăm sóc hợp lý: 

  1. Lựa chọn nguồn giống tốt, khỏe, đảm bảo chất lượng đầu vào.
  2. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên tiến hành các công tác khử trùng nhà trồng, lán trại. Có phương pháp xử lý mầm bệnh gây hại cho nấm Rơm đúng kỹ thuật, tránh lây lan rộng làm thiệt hại lớn.

2.3. Bệnh do động vật hại quả thể

Biểu hiện: Một số quả thể nấm rơm bị đục khoét hoặc quả thể bị thối, quả thể nấm không phát triển do bị mất chất dinh dưỡng. 

Nguyên nhân: Do các động vật hại nấm: nhện, rệp, mối, kiến, chuột ... 

Biện pháp phòng trừ: 

  1. Sử dụng các biện pháp để xua đuổi ruồi, muỗi…như xông khói bồ kết, nhang muỗi…và nếu bạn sử dụng các loại thuốc hóa học để xua đuổi động vật trong nhà trồng nấm Rơm thì chỉ được phép phun vào tường, trần nhà, không được phun trực tiếp vào mô nấm hay quả thể nấm Rơm.
  2. Tiến hành công tác vệ sinh, dọn dẹp nhà trồng nấm Rơm thường xuyên.

III.  Bệnh do động vật hại nấm Rơm 

2.1.  Chuột, sên, ốc, mối, kiến..hại nấm Rơm

Tác hại: các loài động vật này sẽ ăn hạt giống nấm Rơm hoặc cắn phá sợi nấm, mô nấm khiến cho nấm không hình thành được quả thể hoặc chết đi.

Biện pháp phòng trừ: dùng bẫy, bả, hoá chất…để bắt hay xua đuổi.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

2.2. Nhện hại nấm Rơm 

Đặc điểm: nhện là loài động vật thường xuyên xuất hiện và gây hại trong quá trình nuôi trồng nấm Rơm.

Tác hại: nhện ăn, cắn phá sợi nấm, làm cho nấm Rơm không hình thành quả thể, gây thất thu. Bên cạnh đó, loài động vật này có kích thước nhỏ bé và thường ẩn nấp sau các góc khuất, trong cơ chất nên rất khó để tiêu diệt.

Tham khảo: Cách chăm sóc phôi nấm tại nhà đơn giản, hiệu quả cao.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

Biện pháp phòng trừ: để phòng trừ nhện gây hại cho nấm Rơm, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp như sau:

  1. Xử lý môi trường nhà trồng nấm Rơm bằng formol 0,5% hoặc xông hơi diêm sinh.
  2. Xử lý nguyên liệu trồng nấm Rơm đúng kỹ thuật với nhiệt độ đống đủ đạt trên 75℃
  3. Một số trại trồng nấm Rơm sử dụng phương pháp xông khói Bồ kết. Tuy nhiên để áp dụng vào trại của mình, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin và áp dụng với quy mô nhỏ trước.

2.3. Ấu trùng rệp, ruồi hại nấm Rơm

Đặc điểm nhận dạng: ấu trùng rệp, ruồi có kích thước rất nhỏ, chỉ vài mm, màu trắng, đầu màu đen.

Tong hop 16 loai sau benh hai nam Rom va cach phong ngua.

Tác hại gây ra: các loại ấu trùng gây hại này sẽ làm hư hại mô nấm, ăn tơ nấm và mang theo nhiều loại bào tử nấm mốc gây bệnh cho nấm Rơm.

Biện pháp phòng trừ: Khử trùng nhà xưởng bằng vôi bột hoặc hóa chất; dùng hương xua ruồi, muỗi. 

Làng nấm Bốn Mùa hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về "bệnh hại nấm Rơm và cách phòng trừ hiệu quả nhất".

Tuy nhiên, để thành công, bạn cần phải kiên trì áp dụng những kiến thức phòng bệnh cho nấm Rơm vào thực tế. Hãy chia sẻ bài viết này đến với những người nông dân khác để cùng nhau xây dựng một cộng đồng trồng nấm Rơm phát triển và bền vững.