Trồng Nấm Hầu Thủ: "Cơn Sốt" Mới Cho Ngành Nông Nghiệp Hiện Tại
Trồng Nấm Hầu Thủ nổi lên như một “cơn sốt” tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư mới bởi loại nấm độc đáo này không chỉ sở hữu hương vị mới lạ, giá trị dinh dưỡng cao mà còn mang lại tiềm năng kinh tế vô cùng hứa hẹn. Các bạn cùng Nấm Bốn Mùa tìm hiểu lý do tại sao nhé!
Trồng nấm Hầu Thủ: tình hình trên thế giới
Trên thế giới, trồng nấm Hầu Thủ đã thành công từ năm 1960 nhưng chỉ mới phát triển khoảng hơn 20 năm nay. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều nhất, tiếp đến là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản đã nghiên cứu sản xuất sinh khối nấm bằng phương pháp lên men công nghiệp trong môi trường dịch thể.
Trồng nấm Hầu Thủ đã phổ biến hơn ở nhiều quốc gia song chất lượng và năng suất còn hạn chế, tua nấm thường ngắn, quả thể mau già và hóa vàng.
Nấm Hầu Thủ đã phổ biến ở Trung Quốc từ lâu
Các nước trên thế giới đang thăm dò, thử nghiệm trồng nấm Hầu Thủ trên gỗ khúc, thân cành cây khô, phổ biến là trên các cơ chất phối trộn sẵn đựng trong các chai thủy tinh, bao PP (polypropylene) hay bao PE (polyethylene).
Tham khảo: Trồng nấm Hầu Thủ: Đặc điếm sinh lý và dinh dưỡng cần lưu ý.
Nguyên liệu chủ yếu để nuôi trồng nấm Hầu Thủ là các phế liệu trong sản xuất nông nghiệp. Tính đến năm 1991, tổng sản lượng nuôi trồng nấm Hầu Thủ trên thế giới là 66.000 tấn nấm tươi, còn rất thấp so với nhu cầu thị trường.
Quy trình trồng nấm Hầu Thủ ở các nước chủ yếu là sử dụng nguồn carbon như: mạt cưa gỗ, vỏ hạt bông vải, bã mía và các loài cỏ mềm như cỏ đuôi chồn, dương xỉ, lau sậy… Nguyên liệu được ủ CaCO₃, bổ sung thêm cám gạo và bột bắp.
Trồng nấm Hầu Thủ: tình hình tại Việt Nam
Ở nước ta có vị trí địa lý và điều kiện khí hậu tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng nấm Hầu Thủ. Từ việc tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn dồi dào từ các phụ phẩm, phế phẩm nông - lâm nghiệp đã góp phần giúp chi phí sản xuất và nuôi trồng nấm Hầu Thủ xuống nhiều lần.
Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc trồng nấm Hầu Thủ
Năm 1998, Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã thành công trong việc nuôi trồng nấm Hầu Thủ, kết quả thu được 78 - 85 g/bịch 600g, đường kính quả thể 9 - 12cm.
Tham khảo: Cập nhật giá nấm Hầu Thủ khô hiện tại, Tháng 3-2024.
Cuối năm 2000, chi nhánh công ty Đông Nam Dược Bảo Long tại Hà Tây cũng đã thử nghiệm nuôi trồng nấm Hầu Thủ ở nhiệt độ dao động từ 17 - 25°C và đã thu được những kết quả khả quan. Thu được trên bịch 1,2kg, trọng lượng tươi thu lần thứ nhất đạt từ 80 - 200g.
Năm 2001, TS. Lê Xuân Thám (Viện Hạt nhân Đà Lạt) kết hợp với trường ĐH Khoa học tự nhiên Tp.Hồ Chí Minh đã chọn lọc và nuôi trồng nấm Hầu Thủ và ra quả thể hoàn chỉnh tại Tp.Hồ Chí Minh. Ông cũng cho biết quả thể thu được vào mùa mưa có tua dài và trắng đẹp hơn so với quả thể nấm Hầu Thủ vào mùa khô.
Đã có nhiều nghiên cứu và thành tựu trong trồng nấm Hầu Thủ tại Việt nam
Sau 2 năm khảo sát nghiên cứu thử nghiệm từ nguồn giống Nhật Bản nhận được từ Đà Lạt, Trung tâm nghiên cứu Linh Chi và nấm dược liệu Tp.Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tạo được dòng đột biến chịu nhiệt, ra quả thể bình thường tại các trại trồng nấm Hầu Thủ của Trung tâm ở Tp.HCM và Bình Dương, với nhiệt độ bình quân từ 30 ± 2°C.
Chất lượng và sản lượng trồng nấm Hầu Thủ ngày càng tăng cao
Xí nghiệp Nấm Finom (quốc lộ 20, xã Hiệp Thành, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) sau một thời gian trồng nấm Hầu Thủ thử nghiệm cho ra sản phẩm nấm Hầu Thủ sấy khô và nấm ngâm dầu đóng hộp. Ngoài việc đưa sản phẩm xuất sang thị trường Đài Loan, xí nghiệp cũng kinh doanh sản phẩm trên ở trong nước.
Trồng nấm Hầu Thủ: Cơ hội phát triển trong tương lai
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, với tiềm năng về sản lượng nuôi trồng cùng hương vị thơm ngon và giá trị dược tính quý, trồng nấm Hầu Thủ đang mở ra một hướng phát triển tốt cho ngành trồng nấm. Việc xuất khẩu nấm Hầu Thủ sẽ mang lại một nguồn lợi rất lớn.
Bên cạnh đó, các trung tâm nghiên cứu có chuyên môn và uy tín cũng đưa ra nhiều giống nấm Hầu Thủ chất lượng như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh…góp phần giúp quá trình nuôi trồng nấm Hầu Thủ hiện tại thuận lợi hơn nhiều lần.
Nhiều người vẫn còn xa lạ với nấm Hầu Thủ
Tuy nhiên, nấm Hầu Thủ vẫn là một loại nấm còn khá xa lạ với người dân Việt Nam. Việc nuôi trồng nấm Hầu Thủ vẫn chưa được quan tâm và phổ biến rộng rãi. Cần có những nghiên cứu, khảo sát khả năng phát triển và nâng cao năng suất của loại nấm này.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ, giúp người dân tiếp cận và phổ cập về giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu của nấm Hầu Thủ cũng nên được triển khai rộng rãi.
Qua những thông tin nêu ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng: việc trồng nấm Hầu Thủ để sản xuất và kinh doanh vẫn đang có nhiều cơ hội rộng mở cả trong nước và nước ngoài. Thị trường tiêu thụ lớn, kèm theo nguồn cung còn hạn chế sẽ là một chìa khóa vàng cho nghành nấm Việt Nam phát triển.