Bảo Quản Nấm Rơm Không Lo Hỏng: Bí Quyết Vàng Từ Chuyên Gia!
(Video hướng dẫn sơ chế và bảo quản nấm Rơm tươi đúng cách)
Nấm Rơm không chỉ là một loại thực phẩm có hương vị thơm ngon mà còn là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết rằng, nấm Rơm chỉ có thể giữ được độ tươi ngon trong 1-2 ngày nếu không được bảo quản đúng cách?
Đừng lo lắng nhé, trong bài viết này Làng nấm Bốn Mùa sẽ hướng dẫn bạn những phương pháp bảo quản nấm Rơm rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để bạn luôn có những bữa ăn tươi ngon và bổ dưỡng cùng loại nấm này nhé!
1. Bảo quản nấm Rơm trong tủ lạnh
1.1. Cách bảo quản nấm Rơm trong tủ lạnh
- Bước 1: Chọn những quả thể nấm Rơm to, tròn đều, chắc thịt và loại bỏ những quả đã nở ô hay hư hỏng.
- Bước 2: Loại bỏ rác, rơm rạ còn sót lại..và làm sạch nấm với nước sạch.
- Bước 3: Đun sôi nước và cho nấm Rơm vào trụng, trụng cho tới khi nước sôi trở lại thì vớt ra.
- Bước 4: nấm Rơm sau khi trụng nước sôi thì vớt ra và cho ngâm ngay vào nước lạnh cho tới khi nấm Rơm nguội hoàn toàn.
- Bước 5: dùng túi nilon hay khay nhựa để đựng nấm Rơm, đổ nước lạnh ngập miệng nấm.
- Bước 6: Bảo quản nấm trong tủ lạnh ở nhiệt độ 15-18℃.
Chọn quả thể nấm Rơm to, tròn, chắc thịt khi bảo quản lạnh
1.2. Lưu ý khi bảo quản nấm Rơm trong tủ lạnh
Để đảm bảo nấm Rơm luôn giữ được độ tươi ngon và chất lượng tốt nhất thì quá trình bảo quản cũng cần thực hiện đúng kỹ thuật và lưu ý các điểm sau:
Trước khi bảo quản:
- Lựa chọn nấm Rơm: nên lựa chọn những quả thể nấm Rơm chắc chắn, mũ tròn đều, màu trắng sáng và không có dấu hiệu của sâu bệnh hay dập nát.
- Làm sạch nấm Rơm: dùng nước sạch và vệ sinh nhẹ nhàng nấm Rơm trong thau, chậu. Sau đó, vớt ra và để khô ráo trước khi mang đi bảo quản nấm Rơm tươi.
Quá trình bảo quản:
- Đóng gói: nên sử dụng hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa để bảo quản nấm Rơm tươi vì vừa đảm bảo vệ sinh và ngăn chặn tốt sự tiếp xúc giữa nấm Rơm với không khí làm hỏng nấm.
- Bảo quản lạnh: bảo quản nấm Rơm tươi trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 15-18℃.
- Kiểm tra định kỳ: kiểm tra định kỳ để kịp thời loại bỏ những quả thể nấm Rơm bị hỏng, tránh lây lan sang quả thể nấm khác.
Tham khảo: 16 Bệnh trên nấm Rơm và cách phòng chống hiệu quả.
1.3. Mục đích bảo quản nấm Rơm trong tủ lạnh
Để đảm bảo nấm rơm luôn tươi ngon và giữ được chất lượng tốt nhất khi chế biến, việc bảo quản đúng cách là vô cùng quan trọng. Một trong những phương pháp bảo quản hiệu quả nhất là sử dụng nhiệt độ thấp.
Giữ nấm rơm tươi ngon lâu hơn: nhiệt độ thích hợp để bảo quản nấm Rơm tươi là từ 15-18℃. Ở nhiệt độ này, nấm Rơm có thể giữ được độ tươi, giòn và hương vị đặc trưng từ 6-10 ngày.
Ngăn ngừa nấm bị hỏng: khi bảo quản nấm Rơm ở nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây hại và làm chậm quá trình già hóa của nấm, giảm tình trạng mềm nhũn, chảy nước hay đổi màu của nấm Rơm.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm: khi nấm Rơm được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đọc thêm: Trồng nấm Rơm trên lá chuối khô hiệu quả bất ngờ.
Bảo quản tốt giúp nấm Rơm luôn tươi, ngon.
2. Cách bảo quản nấm Rơm bằng nhiệt
Phơi hay sấy nấm Rơm là hình thức bảo quản nấm Rơm bằng nhiệt. Mục đích của quá trình này là làm mất nước trong quả thể nấm Rơm (<12%) để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, ẩm mốc và kéo dài thời gian sử dụng của nấm Rơm.
2.1. Phơi nấm rơm
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Thau, rổ, dao, nước sạch, bao bì nilon, giàn phơi (tre, gỗ hoặc sắt, cách mặt đất ít nhất 0,5m), vỉ phơi (tre hoặc thép, kích thước 1,2-1,5m x 0,5m).
- Nguyên liệu: Nấm rơm tươi, vừa thu hoạch, quả thể to, tròn đều và không bị dập nát hay hư hỏng.
Thực hiện:
- Sơ chế: cắt bỏ chân nấm và tạp chất còn dính trên thân nấm Rơm. Sau đó mang đi rửa với nước sạch và để ráo nước.
- Cắt nấm: chẻ nấm Rơm làm đôi để quá trình phơi khô diễn ra nhanh hơn.
- Phơi nấm:
- Xếp nấm lên vỉ phơi, không chồng lên nhau.
- Đặt vỉ phơi lên giàn, đảm bảo thông thoáng, dùng lưới hay vải mỏng…phủ lên để tránh động vật, côn trùng.
- Phơi nấm dưới ánh nắng trực tiếp cho đến khi nấm khô hoàn toàn.
- Kiểm tra: Nấm đạt yêu cầu khi có độ ẩm dưới 12%, giòn, nát vụn khi vò, có mùi thơm đặc trưng thì có thể cho vào túi nilon, chai thủy tinh, hộp nhựa… để bảo quản.
Tham khảo: Bảng tổng hợp giá nấm Mối đen mới nhất hiện nay.
Hình ảnh nấm Rơm phơi khô
2.2. Sấy nấm Rơm
Sấy nấm rơm là phương pháp bảo quản nấm hiệu quả, giúp nấm giữ được hương vị và chất lượng lâu dài. Có 2 phương pháp bảo quản nấm Rơm bằng phương pháp sấy là: nấm Rơm sấy thăng hoa và sấy nhiệt và quy trình sấy năm Rơm bao gồm các bước như sau:
Chuẩn bị:
- Nguyên liệu: lựa chọn nấm Rơm tươi, quả thể to, tròn đều và chắc thịt, tránh chọn nấm Rơm bị sâu bệnh hay bầm dập.
- Dụng cụ:
Lò sấy: Có thể sử dụng lò sấy thủ công bằng củi, than hoặc lò sấy điện hiện đại nhưng phải đảm bảo đủ nhiệt độ để sấy khô nấm Rơm.
Dụng cụ khác: vỉ sấy, dao, thau, rổ, bao bì…
Thực hiện:
Sơ chế nấm:
- Loại bỏ hết tạp chất còn dinh quanh thân và chân nấm và vệ sinh nấm Rơm bằng nước sạch.
- Vớt nấm Rơm ra rổ và để ráo nước.
- Có thể cắt dọc nấm Rơm làm 2 hoặc nguyên quả để sấy.
- Sấy nấm Rơm
- Xếp nấm Rơm lên vỉ sấy, tránh chồng lên nhau để quá trình sấy được đồng đều.
- Đặt vỉ sấy vào lò, đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa các vị để nhiệt độ được trải đều.
- Điều chỉnh nhiệt độ:
- Giai đoạn 1 (42-48°C, 5-6 giờ): Giai đoạn làm giảm độ ẩm ban đầu của nấm Rơm.
- Giai đoạn 2 (48-52°C, 3-4 giờ): Giai đoạn loại bỏ phần lớn nước có trong nấm Rơm
- Giai đoạn 3 (52-55°C, 2-3 giờ): Giai đoạn sấy khô hoàn toàn nấm. Rơm
Kiểm tra:
- Trong quá trình sấy, cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm trong lò, điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Khi đạt những tiêu chuẩn dưới đây thì quá trình sấy nấm Rơm hoàn thành:
- Độ ẩm: Nấm đạt yêu cầu khi độ ẩm dưới 12%.
- Màu sắc: Nấm có màu vàng sáng, không bị thâm đen.
- Mùi vị: Nấm có mùi thơm đặc trưng của nấm rơm.
- Độ giòn: Nấm khô giòn, dễ bẻ.
Sản phẩm nấm Rơm sấy thăng hoa của Làng nấm Bốn Mùa
3. Muối nấm rơm để bảo quản
Muối nấm Rơm là quá trình sử dụng nước muối bão hòa và muối ăn để hạn chế quá trình phát triển của vi sinh vật gây hại, làm hư hỏng nấm Rơm và giúp nấm Rơm kéo dài thời gian sử dụng.
3.1. Cách muối nấm rơm
Cách muối nấm Rơm ngon, chất lượng được thể hiện ở hình ảnh dưới đây:
3.2. Các bước muối nấm rơm
Bước 1: pha dung dịch nước muối
- Dùng nước sạch để luộc nấm (trung bình 1kg nấm Rơm cần 0,3 lít nước muối bão hòa)
- Cho muối vào nước khi đang sôi.
- Khuấy tan muối trong nước sôi cho tới khi không thể hòa tan thêm được nữa.
- Gạn lọc lấy dung dịch nước muối ra và bổ sung thêm axit citric (axit chanh) với tỷ lệ 3gam axit citric/1 lít nước muối bão hòa.
- Dùng giấy quỳ kiểm tra và điều chỉnh sao cho độ pH=3-4.
Bước 2: Sơ chế và luộc nấm Rơm
- Chọn quả thể nấm Rơm to, tròn, chắc thịt, không bị sâu bệnh hay hư hỏng.
- Dùng dạo gọt sạch chân nấm và loại bỏ toàn bộ tạp chất còn dính quanh thân nấm.
- Rửa sạch nấm Rơm và để ráo nước.
- Đun sôi nước và cho nấm Rơm vào luộc trong 5-7 phút (tính từ khi nước sôi trở lại).
- Vớt nấm Rơm ra và trụng ngay vào nước lạnh, đảo nấm nhẹ nhàng, tránh làm dập nát.
- Vớt ra, để ráo nước.
Bước 3: Muối nấm Rơm
- Sử dụng xô, can nhựa, chum vại sành…để muối nấm Rơm.
- Muối nấm theo từng lớp, mỗi lớp khoảng 1kg nấm Rơm tươi cùng 0,3 kg muối khô rắc đều trên bề mặt.
- Đong 0,3 lít dung dịch muối bão hòa để ngâm lớp nấm đầu tiên, nhấn cho ngập nấm.
- Các lớp tiếp theo tiến hành ngâm nấm với tỷ lệ muối sống và nước muối bão hòa tương tự lớp đầu tiên.
- Riêng lớp trên cùng thì phủ bằng 1 tấm nilon mỏng, có đục thủng các lỗ nhỏ. Sau đó, phủ 1 lớp muối khô dày lên để đè nấm ngập trong nước.
- Cuối cùng, đậy kín nắp dụng cụ muối nấm sau khi thực hiện xong các bước.
Nấm Rơm chế biến được nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn.
Hy vọng những chia sẻ trên của Làng nấm Bốn Mùa đã giúp bạn có thêm kiến thức về “cách bảo quản nấm Rơm”. Bạn còn những cách bảo quản nấm Rơm nào khác hay hơn không?
Hãy chia sẻ với chúng tôi và mọi người ở phần bình luận phía dưới nhé! Chúng ta sẽ cùng học hỏi và khám phá ra nhiều phương pháp bảo quản nấm Rơm tuyệt vời hơn.