Trồng Nấm Hầu Thủ: Đặc Điểm Dinh Dưỡng Và Sinh Lý Cần Lưu Ý
Trồng nấm Hầu Thủ cũng giống như trồng một số loài nấm ăn khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển đòi hỏi phải được cung cấp nguồn carbon, nitơ, khoáng và vitamin. Ngoài ra, chế độ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, pH, độ thoáng khí cũng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loại nấm này.
Trồng nấm Hầu Thủ: Đặc điểm dinh dưỡng
Nguồn carbon
Nấm Hầu Thủ là loại nấm phá gỗ. Hệ enzyme cellulase của nấm Hầu Thủ có hoạt tính phân giải rất mạnh trên nhiều loại cơ chất khác nhau như: mạt cưa, bã mía, các loại cỏ khô, rơm rạ…
Sợi nấm sẽ tiết ra enzyme cellulase phân hủy các nguồn carbon trên thành dạng dễ sử dụng như: monosaccharide, disaccharide để cung cấp năng lượng cho các quá trình biến dưỡng của tế bào nấm.
Tham khảo: Giá Nấm Hầu Thủ Khô: Giá Mới Nhất Tháng 3 Năm 2024
Nguồn nitơ
Bên cạnh nguồn carbon thì nguồn nitơ cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình trồng nấm Hầu Thủ. Từ hai nguồn dinh dưỡng này, nấm Hầu Thủ sẽ tổng hợp nên những thành phần cần thiết cho sự sống và hoạt động di truyền của nấm như: acid amin, protein, enzyme…
Nguồn nitơ có thể là vô cơ hoặc hữu cơ cho nấm Hầu Thủ
Nguồn nitơ có thể là vô cơ (urê, DAP, SA…), hoặc hữu cơ (pepton, cao nấm men…). Trong nuôi trồng nấm Hầu Thủ đôi khi người ta còn bổ sung thêm bột đậu nành để cung cấp nitơ cho nấm Hầu Thủ phát triển mạnh mẽ hơn.
Nguồn khoáng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nấm Hầu Thủ cần các nguyên tố đa lượng và vi lượng như: P, Ca, Mg, K, Zn, Fe, Mn… để quá trình trao đổi chất cũng như hình thành quả thể xảy ra bình thường.
Nguồn vitamin
Để nấm Hầu Thủ phát triển tốt thì cần phải bổ sung một lượng vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B. Do đó trong nuôi trồng nấm Hầu Thủ, việc bổ sung cám gạo vào cơ chất có tác dụng cung cấp cho nấm một lượng vitamin B1 và nguồn nitơ hữu cơ.
Nấm Hầu Thủ cần vitamin để phát triển tốt
Trồng nấm Hầu Thủ: Đặc điểm sinh lý
Ngoài ra, trong quá trình trồng nấm Hầu Thủ thì yếu tố môi trường cũng góp phần không nhỏ vào sự sinh trưởng và phát triển của tơ nấm và hình thành quả thể nấm Hầu Thủ.
Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng lên sự phát triển của tơ và sự hình thành quả thể nấm Hầu Thủ. Với quy trình trồng nấm Hầu Thủ thì nhiệt độ để nấm phát triển nằm trong khoảng 12-30⁰C, tốt nhất là 20-26⁰C đối với sự phát triển của sợi nấm và 22-25⁰C đối với sự hình thành của quả thể.
Tham khảo: Trồng nấm Hầu Thủ: "Cơn sốt" mới cho nghành Nông nghiệp hiện tại.
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành quả thể nấm Hầu Thủ
Độ ẩm
Trồng nấm Hầu Thủ trong giai đoạn phát triển của tơ nấm thì đòi hỏi độ ẩm của nguyên liệu khoảng 60-65%, trong giai đoạn hình thành quả thể thì độ ẩm môi trường xung quanh khoảng 85-90%.
Nếu độ ẩm môi trường thấp (<70%) thì quả thể sẽ chuyển sang màu vàng nâu và năng suất giảm xuống.
Độ thoáng khí
Nấm là nhóm hiếu khí, trong quá trình hô hấp cần có oxy nên cần phải giảm lượng khí CO₂ và tạo độ thoáng khí cho khu vực trồng nấm Hầu Thủ.
Độ ẩm môi trường 70% thì quả thể sẽ chuyển sang màu vàng nâu và năng suất giảm xuống.
Ảnh hưởng của pH
Hầu Thủ là loại nấm ưa môi trường hơi acid, sợi nấm có thể phát triển ở pH 4,0 - 5,4. Tuy nhiên pH của cơ chất nuôi trồng thích hợp cho sự phát triển của nấm là 5.0 - 6,5. Khi pH>7,5 sẽ ức chế sự phát triển của tơ nấm, làm cho tơ nấm biến dạng.
Ảnh hưởng của ánh sáng
Trong giai đoạn ủ tơ, sợi nấm Hầu Thủ có thể phát triển hoàn toàn trong tối nhưng khi hình thành quả thể cần ánh sáng tán xạ và phân bố đều. Qủa thể sẽ bị biến dạng nếu bị ánh sáng chiếu trực tiếp trong quá trình nuôi trồng nấm Hầu Thủ.
Ánh sáng ảnh hưởng đến hình dạng của quả thể nấm Đầu Khỉ
Như vậy, qua những thông tin đã nêu trên, ta có thể thấy rằng việc trồng nấm Hầu Thủ tuy không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng khâu. Làng nấm Bốn Mùa tin rằng, nắm vững kỹ thuật từ chăm sóc đến thu hoạch sẽ giúp bạn đạt được năng suất cao và chất lượng nấm tốt nhất.