Chuyên Đề 5: Bảo Vệ Nấm Mối Đen Khỏi Bệnh Hại - Đừng Để Thất Thu
Sau 4 Chuyên đề thảo luận cùng Làng Nấm Bốn Mùa về “Quy trình trồng nấm Mối Đen đúng kỹ thuật”, chúng tôi tin chắc rằng, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức đúng đắn, phù hợp để áp dụng cho quá trình trồng nấm Mối Đen thành công tại doanh nghiệp của riêng mình.
Tuy nhiên,nếu như quá trình nhân giống, làm nhà trồng, chăm sóc…được các bạn thực hiện tốt nhưng lại lúng túng trong việc xử lý các bệnh hại trên nấm Mối Đen thì thật là đáng tiếc.
Bởi vì nếu không biết cách phòng ngừa hoặc điều trị khi nấm Mối Đen nhiễm bệnh thì có thể ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của cả một mùa vụ trồng nấm Mối Đen.
Bệnh hại nấm Mối Đen nguy hiểm như thế nào?
Thời gian gần đây, nấm Mối Đen đang trở thành một mặt hàng được săn đón trong giới ẩm thực. Không chỉ vì hương vị thơm ngon, dinh dưỡng tốt mà còn bởi những giá trị dược liệu có trong nấm Mối Đen mang lại cho sức khỏe con người.
Tham khảo: 17 Tác dụng tuyệt vời của nấm Mối Đen cho sức khỏe.
Chính vì thế, trồng nấm Mối Đen tại nhà để sản xuất, kinh doanh đang được quan tâm mạnh mẽ kèm theo việc quy mô trồng nấm Mối Đen đang được nhân rộng từng ngày.
Tuy nhiên, việc trồng nấm Mối Đen không dễ dàng như nhiều người nghĩ vì quy trình trồng nấm Mối Đen khắt khe kèm theo nhiều yếu tố kỹ thuật đòi hỏi đáp ứng đúng với đặc tính sinh trưởng của nấm Mối Đen.
Phôi nấm Mối Đen nhiễm bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn
Trong đó, việc phôi nấm Mối Đen nhiễm bệnh hại là vấn đề nan giải nhất. Bởi vì, khi bệnh hại trên nấm Mối Đen xuất hiện, việc giảm năng suất nhanh chóng kèm theo chất lượng quả thể nấm Mối Đen kém đi là điều chắc chắn.
Bên cạnh đó, việc khắc phục bệnh trên nấm Mối Đen thường rất khó khăn và chi phí điều trị bệnh hại trên phôi nấm Mối Đen cũng rất phức tạp và tốn kém.
Phôi nấm Mối Đen chất lượng giúp hạn chế bệnh hại
Chưa kể đến việc lây nhiễm bệnh có thể còn dư âm tới vụ sản xuất tiếp theo nếu nhà trồng nấm Mối Đen không được xử lý triệt để.
Hiện tại, chưa có một loại thuốc trừ bệnh hại trên nấm Mối Đen thực sự hiệu quả, vì thế bà con và các bạn cần có những kiến thức, kinh nghiệm vững chắc để chuẩn bị tốt cho quá trình trồng nấm Mối Đen tại nhà đạt hiệu quả cao.
Hướng dẫn cách xử lý bệnh hại trên nấm Mối Đen
Nguyên tắc chung
Để quy trình trồng nấm Mối Đen có hiệu quả tốt cần có những nguyên tắc, kỹ thuật và kiến thức cơ bản và việc phòng trừ bệnh trên nấm Mối Đen cũng có những nguyên tắc cơ bản mà chúng ta phải tuân theo.
Nấm nói chung và nấm Mối Đen nói riêng là loài thực vật vô cùng nhạy cảm với điều kiện môi trường bên ngoài. Chúng có thể dễ dàng bị tổn thương, hư hỏng hoặc chết nếu bị một nhân tố xấu bên ngoài môi trường tác động.
Nấm trong tự nhiên
Bên cạnh đó, cơ thể mỏng manh kèm theo sự nhạy cảm của nấm Mối Đen khiến cơ thể của chúng nhanh chóng thoái hóa và chết đi làm cho việc điều trị bệnh trên nấm Mối Đen lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, nguyên tắc tuyệt đối trong xử lý bệnh hại trên nấm Mối Đen tốt nhất vẫn là: Phòng Bệnh hơn Chữa Bệnh!
Vậy, các biện pháp hữu ích để trồng nấm Mối Đen tại nhà khỏe mạnh là gì? Chúng ta hãy cùng theo dõi tiếp bài viết nhé!
Biện pháp hữu ích trồng nấm Mối Đen khỏe mạnh
Biện pháp phòng trừ bệnh trên nấm Mối Đen
Để có thể phòng trừ bệnh hại nấm Mối Đen đạt hiệu quả và tốn ít chi phí nhất, Nấm Bốn Mùa nghĩ rằng, các bạn cần có những kiến thức cơ bản trước khi nghĩ đến việc trồng nấm Mối Đen tại nhà:
Đặc tính sinh trưởng, phát triển của nấm Mối Đen
Quy trình sản xuất và trồng nấm Mối Đen đúng kỹ thuật.
Nấm Bốn Mùa đã hé lộ cho các bạn biết được “3 Yếu tố để Quy trình trồng nấm Mối Đen tại nhà thành công”, trong đó có một yếu tố đã được nhắc đến trong bài viết, đó là: Tự chủ.
Vậy, việc tự chủ trong trồng nấm Mối Đen giúp quá trình trồng nấm Mối Đen thành công thì còn có thể hỗ trợ trong việc phòng trừ bệnh hại nấm Mối Đen không? Câu trả lời là: “CÓ”, bởi vì:
Tự chủ sản xuất meo nấm Mối Đen
Phân lập giống nấm có khả năng kháng bệnh tốt: tự lựa chọn và phân lập giống nấm Mối Đen khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.
Điều này giúp tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, giảm thiểu thiệt hại do bệnh hại nấm Mối Đen gây ra.
Chuyên đề 1: Kỹ thuật làm meo nấm Mối Đen thuần chủng
Phân lập giống thuần giúp nấm Mối Đen chống bệnh hại tốt hơn
Tự chủ sản xuất Phôi nấm Mối Đen
Đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng theo công thức riêng, đủ để cung cấp tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của quả thế nấm Mối Đen, giúp nấm Mối Đen khỏe mạnh chống chịu bệnh hại tốt hơn.
Bên cạnh đó, có thể giám sát, đảm bảo quá trình thanh trùng Phôi nấm, tiệt trùng cơ chất để hạn chế thêm nhiều nguồn gây bệnh trên nấm Mối Đen. Vì thế, hấp khử trùng là công tác quan trọng bậc nhất trong quy trình trồng nấm Mối Đen tại nhà.
Phôi nấm Mối Đen tiệt trùng tốt giúp tiêu diệt tối đa mầm bệnh
Chuyên đề 2: Các bước sản xuất Phôi nấm Mối Đen đúng kỹ thuật.
Tự chủ quy trình, công nghệ trồng nấm Mối Đen
Hiểu rõ về đặc tính thích nghi, sinh trưởng của nấm Mối Đen để thiết kế nhà trồng nấm Mối Đen đúng kỹ thuật, qua đó giúp nấm phát triển trong điều kiện tối ưu. Ngoài ra, làm nhà trồng nấm Mối Đen đúng kỹ thuật còn hạn chế côn trùng xâm nhập và nguồn bệnh từ bên ngoài.
Nhà trồng nấm Mối Đen đúng kỹ thuật giúp nấm phát triển tối ưu
Chuyên đề 4: Các bước trồng thành công nấm Mối Đen tại nhà từ A-Z
Tổng kết lại, việc phòng trừ bệnh hại trên nấm Mối Đen không quá khó khăn và phức tạp nếu như bạn hoàn toàn đảm bảo được quy trình sản xuất và chăm sóc nấm Mối Đen đúng kỹ thuật.
Việc cần thiết của bạn là nắm vững quy trình, thêm kiến thức, kinh nghiệm để biết được chỗ sai của mình ở đâu để biết cách khắc phục, cải thiện hơn trong những lần trồng nấm Mối Đen tiếp theo.
Các bệnh thường gặp khi trồng nấm Mối Đen
Trong quá trình trồng nấm Mối Đen tại nhà, việc phôi nấm Mối Đen bị phơi nhiễm các loại bệnh hại là việc rất dễ gặp phải. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thu hoạch và năng suất nấm Mối Đen.
Vì thế, chúng ta cần nhận biết được một số loại bệnh hại thường gặp trên nấm Mối Đen dưới đây:
1. Bệnh do virus - vi khuẩn trên nấm Mối Đen
2. Nhiễm nấm dại trên nấm Mối Đen:
Nấm mốc liên bào màu hồng (mốc hoa cau)
Mốc cạnh tranh thức ăn hoặc tiêu diệt sợi nấm
Mốc đen, mốc nâu
Nấm mốc trắng
Nấm mốc vàng
Nấm mốc trứng cá
Nấm mực
Nấm chân chim
Nấm hoa cúc
3. Bệnh hại sinh lý ở giai đoạn nuôi sợi nấm Mối Đen
Bênh chết sợi giống
Bệnh sợi nấm mọc yếu, nhanh chóng lão hóa
Bệnh sợi nấm bị co sợi
4. Bệnh hại sinh lý ở giai đoạn quả thể nấm Mối Đen
Do ảnh hưởng của nồng độ CO2
Do ảnh hưởng của nhiệt độ
Do ảnh hưởng của độ ẩm không khí
5. Sâu bệnh và một số loài động vật hại nấm Mối Đen
Nhóm động vật hại nấm: chuột, kiến, gián, ốc…
Nhện nấm
Rệp (Bọ mạt)
Các loại ruồi giấm
Tuyến trùng
Tham khảo: 5 Địa chỉ cung cấp phôi nấm Mối Đen uy tín trên thị trường.
Cách khắc phục một số bệnh hại cho nấm Mối Đen
1. Nấm mốc trứng cá - Bệnh hại nấm Mối Đen
Biểu hiện: dễ thấy nhất khi nấm Mối Đen mắc bệnh nấm mốc trứng cá là: Phôi nấm xuất hiện từng sợi mảnh, có màu trắng ngà, liên kết với nhau và phát triển thành dạng hạt màu trắng đục hoặc nâu nhạt như trứng cá, rất cứng.
Bệnh nấm Mốc trắng
Cách phòng trừ nấm mốc trứng cá trên nấm Mối Đen: quá trình xử lý và hấp thanh trùng nguyên liệu cần thực hiện tốt. Khi xuất hiện dấu hiệu bệnh nấm mốc trứng cá trên phôi nấm Mối Đen, cần cách ly hoặc loại bỏ ngay lập tức khỏi khu nhà trồng.
2. Nấm mốc cam - bệnh trên nấm Mối Đen thường gặp
Biểu hiện: khi nấm Mối Đen nhiễm bệnh sẽ xuất hiện mốc cam mọc dày trên bề mặt và các chỗ bị rách túi phôi. Nguyên nhân là do xử lý nguyên liệu chưa tiệt trùng và điều kiện chăm sóc nấm Mối Đen không đảm bảo.
Cách khắc phục bệnh nấm mốc cam trên nấm Mối Đen: để hạn chế phôi nấm Mối Đen mắc bệnh nấm mốc cam, chúng ta cần làm tốt công tác khử trùng phôi nấm, tiệt trùng cơ chất phủ và nhà trồng, điều chỉnh môi trường phù hợp với nấm Mối Đen.
3. Nấm mốc xanh - bệnh hại nấm Mối Đen khó xử lý
Biểu hiện: nấm Mối Đen nhiễm bệnh nấm mốc xanh sẽ bắt đầu phát triển các hệ sợi nấm mảnh, màu xanh lục, mọc sát vào cơ chất. Sau đó phát triển ăn lan thành mảng, bào tử tạo thành rễ, mịn và hút dinh dưỡng của nấm Mối Đen.
Cách phòng ngừa nấm Mối Đen nhiễm bệnh nấm mốc xanh: thanh trùng phôi nấm đạt yêu cầu, vệ sinh nhà trồng nấm Mối Đen và kiểm tra thường xuyên các chỉ số về điều kiện nuôi trồng nấm Mối Đen.
Bệnh nấm mốc xanh
Cách ly các phôi nấm Mối Đen bị nhiễm mốc xanh ra xa khu vực nuôi trồng. Loại bỏ hoàn toàn để tránh việc lây nhiễm chéo, ảnh hưởng hết toàn bộ phôi trong nhà trồng nấm Mối Đen.
Ruồi giấm phá hoại nấm Mối Đen
Hai loại ruồi giấm phá hoại nấm Mối Đen đó là: loại ruồi nhỏ dài 1-1.2mm, đầu ngực đen, bụng và chân màu đỏ vàng và ruồi lớn thân dài 3-4mm sải cánh 7-9mm.
Ấu trùng của ruồi giấm ăn tơ nấm, khiến cho bịch phôi không thể chạy tơ, không hình thành nên quả thế nấm Mối Đen. Còn ruồi giấm trưởng thành thì chích, hút vào thân nấm, làm cho quả thế nấm Mối Đen có các vết đen, ăn sâu vào quả thế, gây thối hoặc biến dạng nấm Mối Đen.
Nhà trồng nấm Mối Đen cần bảo vệ khỏi ruồi giấm và côn trùng.
Phòng ngừa ruồi giấm hại nấm Mối Đen: vệ sinh sạch sẽ ở ngoài và trong nhà trồng nấm Mối Đen. Dùng bạt hoặc lưới đen quây quanh nhà để hạn chế côn trùng xâm nhập. Sử dụng khói sinh học, dùng hương để xua ruồi giấm, côn trùng lạ.
Trên đây là Chuyên đề số 5 “Bệnh hại nấm Mối Đen: Nhận biết và cách phòng ngừa”. Nấm Bốn Mùa hy vọng đã mang đến cho bạn thêm một ít kiến thức bổ ích trong chuỗi chuyên đề Quy trình trồng nấm Mối Đen tại nhà hiệu quả. Chúc các bạn may mắn và thành công!